Luận Văn Giải pháp hoàn thiện khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật hiện hành ở nước ta (120 trang)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Khiếu nại tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, trong xã hội nói chung, và trong quá trình quản lý nhà nước nói riêng không thể tránh khỏi tình trạng những vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức, xã hội. Từ xưa tới nay, trong bất kì nhà nước nào, dù phát triển theo xu hướng chính trị nào đi chăng nữa, thì các giai cấp thống trị, các nhà cầm quyền đều muốn chế độ của mình được trường tồn. Do đó, các nhà cầm quyền ở mức độ này hay mức độ khác, đều quan tâm và cho phép người dân được kêu oan đến cơ quan nhà nước để được xem xét và giải quyết, nhằm làm dịu lòng dân và ổn định xã hội. Mặt khác, thông qua việc người dân khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật trong xã hội được kịp thời phát hiện và xử lý, góp phần giữ vững trật tự, kỉ cương xã hội.

    Ở nước ta, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của của công dân và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới, tình hình khiếu nại tố cáo cũng đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, qui mô và mức độ, đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc, phức tạp. Thậm chí còn xuất hiện nhiều "điểm nóng" gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở một số địa phương trong cả nước . Đây là những vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, chặt chẽ và toàn diện.

    Mặc dù đã có luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, song đến nay, luật khiếu nại, tố cáo mới thực hiện được hơn hai năm, đã bộc lộ những bất cập giữa lý luận và thực tiễn. Luật chưa phản ánh được sự đa dạng của khiếu nại, tố cáo. Như khiếu nại, tố cáo đông người; trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người; thời hạn giải quyết khiếu nại, tốcáo; chế tài trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa cụ thể và chưa có tính khả thi; công tác quản lý và xử lý khiếu nại tố cáo của công dân còn nhiều lúng túng, thủ tục phiền hà cho dân. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm, thiếu trách nhiệm chưa được khắc phục triệt để. Việc tổ chức tiếp dân ở nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở còn hình thức. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong một số trường hợp còn bị vi phạm, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng . Tất cả những điều đó đang xói mòn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Kinh nghiệm quản lý đất nước từ thời xa xưa cho thấy: Nhân dân là cội nguồn, nhân dân quyết định sự hưng vong của xã tắc, bởi thế, không bao giờ được xem nhẹ ý nguyện của nhân dân.

    Từ cơ sở đó, vấn đề " Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay " là vấn đề rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ, tôi hy vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, để hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

    2- Tình hình nghiên cứu:

    Cho đến nay, đã có một số bài viết, hay một vài công trình khoa học nghiên cứu dưới góc độ khác nhau và ở mức độ này hay mức độ khác cũng có liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, vấn đề: " Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh nghiệm" - đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Khoa Nhà nước - Pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( Năm 1998-1999 ); "Một số vấn đề đặt ra khi triển khai luật khiếu nại, tố cáo" của Vũ Văn trong tạp chí thanh tra số 3/1999; "Những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo" của Phạm Văn Khanh; và "Những kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua" của Ngô Đăng Huynh trong tạp chí thanh tra số 9/1999; "Một số ý kiến về đổi mới việc giải quyết khiếu nại tố cáo của chính quyền địa phương" của Thạc sĩ Nguyễn Hạnh trên tạp chí Dân chủ - Pháp luật số 5/2000 . Tất cả các công trình trên đều có đề cập đến vấn đề này, song nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống vấn đề "Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay". Đây là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên luận văn có thể tiếp thu một cách có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của các công trình khoa học pháp lý có liên quan, để phát triển và hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu của mình.

    3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

    - Mục đích của luận văn : làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp sát thực để hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
    - Nhiệm vụ của luận văn: để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
    + Làm rõ quan niệm về khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.
    + Phân tích, làm rõ vai trò của pháp luật đối với quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
    + Làm rõ đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền với yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
    + Phân tích quá trình hình thành và phát triền quyền khiếu nại, tố cáo của công dân qua Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
    + Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

    4- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

    Pháp luật về khiếu nại, tố cáo có nội dung rất phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Hành chính, thuế, đất đai, nhà ở, xử lý vi phạm hành chính .) và với nhiều loại chủ thể khiếu nại, tố cáo (có thể là công dân, tổ chức hay người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam .). Do vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các qui định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyền tố cáo của công dân trong pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có tham khảo quyền khiếu nại, tố cáo của một số triều đại phong kiến và quá trình hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật Việt Nam đồng thời có mở rộng nghiên cứu một số vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn.

    5- Phương pháp nghiên cứu:

    Luận văn vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, đồng thời có sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, khảo sát thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.
    6- Những điểm mới của luận văn:
    Luận văn là công trình bước đầu nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống việc hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Luật khiếu nại, tố cáo, do vậy luận văn có thể có những đóng góp mới sau đây:
    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
    - Phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật khiếu nại, tố cáo Việt Nam .
    - Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
    7- Kết cấu của luận văn:
    Luận văn gồm phần mục lục, mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
    1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
    1.1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo.
    1.1.2. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
    1.1.2.1.Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong các Triều đại Phong kiến Việt Nam.
    1.1.2.2. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta.
    1.1.3. Nội dung pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
    1.2. Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
    1.2.1. Pháp luật là phương tiện chính thức hoá giá trị xã hội của quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo.
    1.2.2. Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiệnvà bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
    1.2.3. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý khiếu nại, tố cáo của công dân
    1.2.4. Vai trò quan trọng hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
    1.3. Nhà nước pháp quyền và các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
    1.3.1. Quan niệm về Nhà nước pháp quyền.
    1.3.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là yêu cầu cần thiết khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển quyền khiếu nại, tố cáo của công dân qua Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (từ Cách Mạng tháng Tám đến nay).
    2.1.1. Pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân từ Cách Mạng tháng Tám đến Hiến pháp năm 1959.
    2.1.2. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1980.
    2.1.3. Pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 và Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998
    2.2. Thực trạng các quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật hiện hành ở nước ta.
    2.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân.
    2.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại.
    2.2.1.2. Về thẩm quyền giải quyết và trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
    2.2.1.3. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
    2.2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về quyền tố cáo và giải quyết tố cáo của công dân .
    2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
    2.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo ,
    2.2.2.3.Trình tự, thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo .
    2.2.3. Xử lý vi phạm về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
    3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.
    3.1.1 Đổi mới tư duy pháp lý, nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
    3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo tính cụ thể,tính đồng bộ và tính khả thi.
    3.1.3. Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
    3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
    3.2.1. Rà soát lại các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật hiện hành.
    3.2.2 Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội .
    3.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân :
    3.2.3.1.Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền của người khiếu nại.
    3.2.3.2.Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại :
    3.2.3.3 Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ,
    3.2.4.Những vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền tố cáo của công dân.
    3.2.4.1. Hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo,
    3.2.4.2. Hoàn thiện các qui định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tố cáo,
    3.2.4.3. Hoàn thiện các qui định về trình tự, thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo.
    3.2.5. Hoàn thiện các qui định xử lý vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
    KẾT LUẬN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...