Luận Văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng Agribank - chi nhánh Sài Gòn phòng giao dịch số 2

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang
    . Lời cam đoan i
    . Lời cảm ơn ii

    . Nhận xét của đơn vị thực tập . iii

    . Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv
    . Mục lục v
    . Danh mục các từ viết tắt . vi
    . Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ . vii
    LỜI MỞ ĐẦU .
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Phạm vi nghiên cứu .
    5. Kết cấu khóa luận .
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
    1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG . 1
    1.1.1 Khái niệm tín dụng . 1
    1.1.2 Đặc điểm tín dụng 1
    1.1.3 Các hình thức tín dụng 1
    1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng . 4
    1.2 SƠ ĐỒ QUI TRÌNH TÍN DỤNG . 7
    1.3 RỦI RO TÍN DỤNG . 11
    1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 11
    1.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng 11
    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD SỐ 2
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH AGRIBANK SÀI GÒN 12
    2.1.1 Lịch sử hình thành . 12
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động . 12
    2.1.3 Kết quả đạt dược của Agribank - CN Sài Gòn 13
    2.2 GIỚI THIỆU PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 . 13
    2.2.1 Giới thiệu Phòng giao dịch 13
    2.2.2 Cơ cấu tổ chức Phòng giao dịch . 14
    2.2.3 Chức năng của Phòng giao dịch 15
    2.2.4 Các hoạt động chủ yếu của Phòng giao dịch . 16
    2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch 17
    2. 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 20
    2.3.1 Tình hình huy động vốn 20
    2.3.2 Tình hình sử dụng vốn . 24



    2.3.3 Tình hình cho vay 29
    2.3.4 Tình hình thu nợ 35
    2.4 NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI 40
    2.4.1 Về huy động vốn 40
    2.4.2 Về cho vay 41
    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD SỐ 2
    3.1 TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . 44
    3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 45
    3.2.1 Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn 45
    3.2.1.1 Đa dạng hình thức huy động vốn 45
    3.2.1.2 Sử dụng lãi suất linh hoạt 46
    3.2.1.3 Tìm kiếm, duy trì và thu hút khách hàng . 47
    3.2.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại 48
    3.2.1.5 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng . 48
    3.2.2 Giải pháp đối với hoạt động cho vay 49
    3.2.2.1 Mở rộng cho vay dài hạn 49
    3.2.2.2 Phát triển dịch vụ bán lẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ 49
    3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 50
    3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ . 52
    3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 53
    3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước . 53
    3.3.2 Kiến nghị đối với AGRIBANK VN 54
    KẾT LUẬN 56
    PHỤ LỤC
    Tài liệu tham khảo



    1. Lý do chọn đề tài:
    Sự phát triển ngày càng lớn mạnh cả về nội dung và chất lượng của hệ thống Ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ vào hoạt động của hệ thống ngân hàng mà nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngành ngân hàng xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho Nhà Nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả.
    Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong xu thế hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đang đem đến những thách thức rất lớn đối với hệ thống Ngân hàng thương mại ở nước ta, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Không ít các khó khăn đã đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói riêng, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh và biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp đã giúp cho Agribank tìm được thị phần riêng, vượt qua khó khăn và trở thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.Trong đó, công tác tín dụng là hoạt động quan trọng mang lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng. Đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp vốn cho mọi hoạt động của các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước sau khi đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vốn tín dụng tham gia thường trực hơn vào vòng tuần hoàn vốn ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân, các quan hệ tín dụng ngày càng sâu rộng hơn. Phải làm sao cho mỗi đồng vốn tín dụng phát ra phải đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội nói chung và duy trì cũng cố chức năng kinh doanh của ngân hàng nói riêng là một vấn đề lớn được đặt ra.
    Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình đổi mới hoạt động tín dụng các ngân hàng ngày càng tìm ra nhiều biện pháp tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình phát triển và biến đổi không ngừng, bên cạnh những thành quả đạt được còn có những trở ngại cần phải khắc phục. Vì vậy, trong quá trình thực tập được sự chỉ dẫn của các anh chị tai PGD Số 2, của giáo viên hướng dẫn cùng với những kiến thức đã được học trên trường, qua sách báo, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2” để làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân Hàng Agribank nói riêng ngày càng nâng cao chất lượng và phát triển để có được một môi trường tài chính ổn định, lành mạnh trong cương vị là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Trên cơ sở quan sát và phân tích thực tế về hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank – CN Sài Gòn - PGD Số 2. Từ đó rút ra được những mặt hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng cho PGD Số 2.
    3. Phương pháp nghiên cứu :
    Nghiên cứu về lý thuyết hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2, ghi nhận các số liệu có được của phòng tín dụng tại ngân hàng AGRIBANK, PGD Số 2, CN Sài Gòn để so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng cho PGD Số 2.
    4. Phạm vi nghiên cứu :
    Ø Đối tượng nghiên cứu: hoạt động huy đông vốn và cho vay của Agribank - CN Sài Gòn- PGD Số 2
    Ø Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo cứu thực trạng tín dụng trong hoạt động huy động vốn và cho vay, kết quả đạt được của NH AGRIBANK CN Sài Gòn, PGD Số 2 trong giai đoạn 2008 - 2010.


    5. Kết cấu khóa luận :

    Ø Chương I: Những vấn đề lý luận về tín dụng.
    Ø Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2
    Ø Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Agribank- CN Sài Gòn - PGD Số 2.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...