Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2010 - 2020

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009-37-08NV
    Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Chu Hồng Thanh
    Các thành viên tham gia: ThS. Lê Thị Kim Dung
    CN. Nguyễn Thế Cường
    CN. Lê Thu Phương
    CN. Phạm Thị Mai Trang

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Việc thiếu văn bản quy phạm pháp luật phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục trong giai đoạn đổi mới có tính khải quát cao và để hiệu lực đối với mọi cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động giáo dục đang là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lí giáo dục hiện nay có những yếu kém, bất cập. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện thiện hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2010-2020”. Đây là đề tài mới lần đầu tiên được triển khai nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản, hoàn pháp luật trong quản lí nhà nước về giáo dục. Việc nghiên cứu đề tài sẽ tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, tăng cường quản lí nhà nước bằng pháp luật, phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu của đề tài nhằm thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp quy pháp luật về giáo dục đề đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về giáo dục bằng pháp luật, đồng thời góp phần hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược phát triển giáo dục.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài thực hiện nghiên cứu các nội dung sau: 1/ Cơ sở lí luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục; 2/ Thực trạng hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2005-2009; 3/ Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục gai đoạn 2010-2020.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục về việc xác định quy trình soạn thảo văn bản nói chung, đánh giá thực trạng của việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giáo dục trong thời gian tới cho phù hợp.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp biện chúng; 2/ Phương pháp nghiên cứu thực tế và điều tra xã hội học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục
    1.1. Quan niệm về hệ thống pháp luật và hoàn thiện của hệ thống pháp luật
    1.2. Yêu cầu quản lí nhà nước về giáo dục bằng pháp luật và tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục
    1.3. Yêu cầu khách quan hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế và kinh nghiệm quốc tế về phân tích chính sách trong quá trình xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật

    Phần 2. Thực trạng hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2005-2009
    2.1. Tình hình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2005-2009
    2.2. Đánh giá kết quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục

    Phần 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục giai đoạn 2010-2020
    3.1. Dự báo phát triển giáo dục và đè xuất hệ thống pháp luật giáo dục đến năm 2020
    3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng quan và phân tích những vấn đề lí luận liên quan đến hệ thống pháp luật, về hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật về giáo dục với vai trò là hệ thống văn bản văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục để thấy rõ yêu cầu về quản lí nhà nước về giáo dục bằng pháp luật và tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục. Phân tích rõ yêu cầu khách quan hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế. Tỏng quan những kinh nghiệm quốc tế về phân tích chính sách trong quá trính xây dựng pháp luạt nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

    Đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật giáo dục Việt nam giai đoạn 2005-2009. Đồng thời, đánh giá kết quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.

    Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khác nhau, đề tài đã dự báo phát triển giáo dục và đề xuất hệt hống pháp luât giáo dục đến năm 2020 và khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật giáo dục.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Hệ thống pháp luật nước ta xây dựng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xóa bỏ về cơ bản cơ chế pháp lý của thời kì kinh tế tập trung, bao cấp; xác lập được cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.Trong thực tế một hệ thống pháp luật mới đang được hình thành trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, tổ chức bộ máy nàh nước, hình sự, dân sự đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng, địa học, thạc sĩ, tiến sĩ và giáo dục thường xuyên. Vì vậy, hằng năm, có một khối lượng văn bản rất lớn được ban hành để điều chỉnh các hoạt động giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đề tài đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận về sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về giáo dục nhằm làm toát lên bức tranh tổng thể về hệ thống pháp luật về giáo dục. Từ đó làm căn cứ để đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.

    Soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động đòi hỏi cán bộ, công chức phải nắm được các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng vào thực tế đưa hoạt động giáo dục đi theo một trình tự nhất định theo quy định của nhà nước. Đáp ứng được yêu cầu tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật; đưa ra được những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở khảo sát thực trạng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay.

    Khuyến nghị

    Từ những phân tích đánh giá về cơ sở lí luận và thực trạng của hệ thống pháp luật về giáo dục, đề tài đưa ra một khuyến nghị như sau:

    Đối với Quốc hội: 1/ Tiếp tục xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo; 2/ Khẩn trương xây dựng và ban hành luật Giáo dục đại học; 3/ Xây dựng kế hoạch ban hành luật Giáo dục nghề nghiệp, luật Giáo dục mầm non, Luật Giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục thường xuyên, hoàn thành hệ thống các luật trên vào năm 2020.

    Đối với Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ: 1/ Thống nhất quản lí nhà nước về giáo dục; 2/ Thực hiện xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện chủ sơ rhuwux nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học công lập theo tinh thần Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006-2020; 3/ Tập trung ban hành các văn bản; 4/ Cần có sự thống nhất giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội trong việc cấp phép cho các cơ sở nước ngoài thực hiện chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học; 5/ Việc cấp giấy phép đầu tư của bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định chung về đầu tư, nhưng khi đi vào hoạt động nhất thiết phải được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục; 6/ Quy định rõ về loại hình “trường quốc tế” trong văn bản pháp luật; 7/ Việt Nam đã gia nhập Tổ chúc Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Hiệp đinh đa phương về thương mại dịch vụ (GATS)- trong đó các nước thành viên đặc biệt chú ý đến “dịch vụ giáo dục”. Do vậy, đòi hỏi phải có một văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, trong đó quy định những vấn đề cụ thể về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, định hướng cho các bộ ngành, địa phương trong việc thực hiện các cam kết về giáo dục mà nước ta đã ký kết.

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1/ Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để hoàn thiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2/ Xây dựng quy định về kiểm tra, xử lí, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; 3/ Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu điện tử văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục từ năm 1975; 4/ Bố trí đủ kinh phí soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và kinh phí rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo Chương trình công tác đã được phê duyệt; 5/ Nghiên cứu để xây dựng Chương trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật dài hạn; 6/ Tiếp tục nghiên cứu để cải tiến cách thức bồi dưỡng kĩ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ và cán bộ làm công tác pháp chế ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; 7/ Rà soát, đánh giá và đổi mới chương trình đào tạo ngành luật trong các cơ sở giáo dục đại học.

    Từ khóa: 1/ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; 2/ Luật giáo dục.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...