Thạc Sĩ Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
    giúp đỡ của Quý thầy, cô, bạn bè.
    Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Văn Dung, người Thầy
    đã định hướng cho chủ đề nghiên cứu; nghiêm túc về mặt khoa học và tận tình
    giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo
    Khoa Kinh tế; cán bộ và chuyên viên Phòng Quản lý đào tạo - Trường ĐH
    Kinh tế và QTKD Thái Nguyên đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện
    trong quá trình thực hiện luận văn.
    Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp
    vụ và cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã
    cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
    luận văn.
    Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn
    sâu sắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
    thuộc Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những
    kiến thức quý báu. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp
    và gia đình.
    Thái Nguyên, tháng 01 năm 2015
    Tác giả luận văn



    Lê Thị Thanh Huyền
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu . 3
    5. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
    BỘ TRONG NGÂN HÀNG 4
    1.1. Lý luận chung về hệ thống Kiểm soát nội bộ 4
    1.1.1. Định nghĩa Kiểm soát nội bộ 4
    1.1.2. Hệ thống Kiểm soát nội bộ . 5
    1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB 9
    1.1.4. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống Kiểm soát nội bộ 13
    1.1.5. Vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan trong hệ thống
    Kiểm soát nội bộ . 13
    1.2. Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Chính sách xã hội 14
    1.2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội 14
    1.2.2. Môi trường kiểm soát 17
    1.2.3. Hệ thống lý luận về Kiểm soát nội bộ ngân hàng theo Báo cáo Basle . 20
    1.3. Một số bài học kinh nghiệm về KSNB trong các ngân hàng trên thế
    giới và ở Việt Nam 24
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.1. Bài học kinh nghiệm do KSNB không hiệu quả trong các ngân
    hàng ở một số nước trên thế giới . 24
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm do KSNB không hiệu quả trong các ngân
    hàng ở Việt Nam . 26
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
    Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 29
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 29
    2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 31
    2.3. Dữ liệu cho nghiên cứu 32
    2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 32
    2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng 32
    2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động
    KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên 32
    Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
    NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN . 34
    3.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên 34
    3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển 34
    3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên 35
    3.2. Thực trạng hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên 44
    3.2.1. Những vướng mắc về mặt pháp lý trong các quy định hướng dẫn
    về kiểm tra kiểm soát nội bộ . 44
    3.2.2. Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Ngân
    hàng CSXH . 49
    3.2.3. Thực trạng hoạt động hiện nay của hệ thống KSNB tại Ngân hàng
    CSXH tỉnh Thái Nguyên . 55
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH
    tỉnh Thái Nguyên . 65
    3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động của hệ thống KSNB tại
    Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên 65
    3.3.2. Những tồn tại trong hệ thống KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh
    Thái Nguyên 67
    3.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại . 70
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
    Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM
    SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
    TỈNH THÁI NGUYÊN . 75
    4.1. Định hướng hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH . 75
    4.1.1. Mục tiêu tổng quát 75
    4.1.2. Yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng với hoạt động KSNB . 75
    4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng CSXH tỉnh
    Thái Nguyên 75
    4.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 76
    4.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin . 79
    4.2.3. Hoàn thiện nguyên tắc và thủ tục kiểm soát . 80
    4.2.4. Phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra,
    KSNB 81
    4.3. Kiến nghị với Ngân hàng CSXH Việt Nam . 81
    4.3.1. Cơ cấu lại hệ thống KSNB 81
    4.3.2. Thiết lập phần mềm kết nối Intellec với chứng từ gốc từ webcam
    và máy scan . 84
    KẾT LUẬN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    CSXH : Chính sách Xã hội
    CT-XH : Chính trị xã hội
    HĐQT : Hội đồng quản trị
    KSNB : Kiểm soát nội bộ
    NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
    TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn
    TW : Trung ương
    UBND : Ủy ban nhân dân

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng
    CSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013 38
    Bảng 3.2. Tình hình dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH tại Ngân
    hàng CSXH Thái Nguyên đến 31/12/2013 . 42
    Bảng 3.3. Báo cáo kết quả tài chính năm 2012 - 2013 . 43
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    1. Biểu đồ
    Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2010 đến 2013 . 39
    Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2010 đến 2013 . 40
    Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2010 đến 2013 . 41
    Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2010 đến 2013 41

    2. Sơ đồ
    Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên . 37
    Sơ đồ 3.2. Mô hình KSNB hiện hữu tại NHCSXH 50
    Sơ đồ 3.3. Bộ máy kiểm tra nội bộ tại NHCSXH . 52
    Sơ đồ 4.1. Mô hình hệ thống KSNB (kiến nghị) 83


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một thành phần không thể thiếu trong
    quản trị ngân hàng và là cơ sở đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và
    vững mạnh. Một hệ thống vững mạnh có thể giúp đảm bảo cho ngân hàng đạt
    được các mục tiêu dài hạn, duy trì công tác báo cáo tài chính và báo cáo quản
    trị đáng tin cậy. Hoạt động KSNB giúp đảm bảo rằng ngân hàng sẽ tuân thủ
    luật pháp và các quy định, chính sách kế hoạch, các thủ tục và quy tắc nội bộ,
    giảm thiểu rủi ro gặp phải và gây tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng.
    Khác với các Ngân hàng Thương mại là Ngân hàng Chính sách xã hội
    (CSXH) hoạt động không phải vì lợi nhuận hàng đầu mà lấy hiệu quả kinh tế
    xã hội bằng việc sử dụng vốn tín dụng qua chính sách hỗ trợ tài chính của
    Nhà nước đưa lại làm mục tiêu hoạt động của mình. Vì vậy, Ngân hàng Chính
    sách xã hội phải có một bộ máy được tổ chức và điều hành kỷ cương khoa
    học với nguồn lực tài chính vững mạnh, chất lượng nguồn nhân lực cao nhằm
    tạo nên năng lực hoạt động mạnh mẽ.
    Dù có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi hệ thống chính sách xã
    hội của Nhà nước, nhưng việc cấp tín dụng cho người thuộc diện chính sách
    xã hội với mức lãi suất thấp không đủ bù đắp chi phí huy động; với khả năng
    xảy ra rủi ro lớn do người nghèo là những người năng lực tài chính yếu, khả
    năng tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức giản đơn . nếu
    không nhận được sự hỗ trợ thoả đáng về cơ chế và nguồn vốn của Nhà nước
    sẽ không đảm bảo được khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Chi phí huy động
    vốn cao hơn lãi suất cho vay đối với người nghèo mà không được bù đắp
    chênh lệch lãi suất của Nhà nước, hay các khoản tín dụng cấp ra không có khả
    năng thu hồi do người thuộc diện chính sách xã hội chưa có kinh nghiệm và
    năng lực thiết yếu đảm bảo cho việc sử dụng vốn của họ là có hiệu quả, . là
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    nguyên nhân dẫn tới rủi ro mất vốn, nợ quá hạn cao và kinh doanh thua lỗ đối
    với Ngân hàng. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong
    quá trình hoạt động của ngân hàng chính sách, ngoài các biện pháp thanh tra,
    kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi ngân
    hàng chính sách phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp quan trọng
    nhất là Ngân hàng chính sách xã hội phải thiết lập được hệ thống KSNB một
    cách đầy đủ và có hiệu quả. Ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ
    thống KSNB trong Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam tôi đã quyết
    định lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng
    chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
    của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
    KSNB, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt
    động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác KSNB của Ngân
    hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    - Đánh giá thực trạng công tác KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội
    tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mặt mạnh, mặt còn hạn chế của công tác KSNB
    tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ
    thống KSNB tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống
    kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân
    hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ
    thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
    3.2.2. Phạm vi thời gian
    Sử dụng số liệu thực tế từ năm 2010 đến năm 2013 của Ngân hàng
    Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên để phục vụ nghiên cứu đề tài.
    3.2.3. Phạm vi không gian
    Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
    - Đề tài luận giải có cơ sở khoa học về các giải pháp nhằm hoàn thiện và
    nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
    - Tạo cơ sở để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB.
    - Đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi nhằm góp phần hoàn
    thiện hệ thống KSNB.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, một số biểu bảng, hình vẽ, đồ thị, danh
    mục các công trình nghiên cứu của tác giả và tài liệu tham khảo, nội dung
    chính của luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về hệ thống KSNB trong Ngân hàng.
    Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng hệ thống KSNB của Ngân hàng Chính sách xã
    hội tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Chính
    sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
     
Đang tải...