Luận Văn Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:




    TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP








    1.1/- Tổng quan về kế toán


    1.1.1- Định nghĩa kế toán:


    Từ khi được phôi thai hình thành cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về kế toán tùy theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế xã hội, tùy theo điều kiện môi trường pháp lý của từng quốc gia. Tham khảo về kế toán, đã có nhiều tác giả hay tổ chức đề cập đến định nghĩa về kế toán như sau:
    ã Trong thời kỳ còn phôi thai, người ta quan niệm kế toán là một phương tiện tính toán và phân tích kết quả về những sự giao dịch liên quan đến tiền bạc của tư nhân, tập thể và các phương pháp theo dõi diễn biến của giao dịch ấy.
    ã Một số định nghĩa hiện đại về kế toán được hiểu rộng hơn :


    ß Theo định nghĩa của Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm 1970: "Kế toán là quá trình nhận diện, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế để cho phép người sử dụng thông tin đó đánh giá và ra quyết định". Định nghĩa này hướng vào đối tượng sử dụng thông tin kế toán và chức năng của kế toán.
    Nhìn chung, quan điểm hiện đại trên cho rằng không nên nhầm lẫn giữa việc ghi sổ kế toán với kế toán. Ghi sổ với công việc kỹ thuật đơn thuần là việc ghi chép các thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Kế toán ngoài công việc ghi sổ còn bao gồm các chức năng khác, người làm công việc kế toán còn phải phân tích, diễn giải các thông tin tài chính, lập các báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán, thiết lập hệ thống kế toán, lập kế hoạch dự báo và cung cấp các dịch vụ về kế toán- kiểm toán- thuế.









    CHƯƠNG 2:




    THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP


    2.1/- Quá trình phát triển của hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp.


    2.1.1- Giai đoạn trước năm 1970:


    Năm 1945, cùng với sự khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kế toán đã được sử dụng để phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, kế toán được nhà nước sử dụng chủ yếu trong việc thu, chi ngân sách sơ khai.
    Đến năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử kế toán của nước Việt Nam mới, Bộ Tài chính đã ban hành “Thể lệ thu, chi và kế toán đại cương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” theo Nghị định số 1535 VP/TĐQ ngày 25.9.1948.
    Sau khi hòa bình lập lại, cùng với việc tiếp quản các cơ sở kinh tế do chế độ cũ để lại, nhà nước đã thành lập các xí nghiệp và tổ chức kinh tế mới, từ đó, dần dần hình thành hệ thống kinh tế quốc doanh và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi cấp thiết phải có một hệ thống chế độ kế toán đầy đủ và đồng bộ hơn. Ngày 11.10.1956, Vụ Chế độ kế toán thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo Nghị định số 1076 - TTg. Từ năm 1957, để đáp ứng nhu cầu cho quá trình chuyển các xí nghiệp quốc doanh sang chế độ hạch toán kinh tế, Bộ Tài chính đã ban hành hai chế độ kế toán cơ bản là “Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp” và “Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản”. Các chế độ này đã góp phần quan trọng đưa công tác kế toán đi vào nề nếp và là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam sau này.
    Đến năm 1961, cùng với việc Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước theo Nghị định 175/CP ngày 28.10.1961, các chế độ kế toán cho các xí nghiệp ngành xây dựng, nông nghiệp . cũng được tiếp tục ban hành. Các chế độ kế toán nói trên đã góp phần vào việc quản lý, kiểm soát tình hình chấp hành kế hoạch và bảo vệ









    CHƯƠNG 3:


    QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ


    HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP.


    3.1/- Quan điểm hoàn thiện


    3.1.1- Quan điểm hội nhập


    Ngày nay, khi toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành một trong các xu hướng vận động nổi bật và phổ biến của nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi có tính cấp bách đối với mọi quốc gia là phải nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đòi hỏi này đã hướng các quốc gia vào việc tiến hành đổi mới và mở cửa nền kinh tế của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, với những cơ hội và khả năng mới trong việc huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế cũng như đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam dù muốn hay không cũng phải hội nhập vào xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế này.
    Trong thời gian qua, cùng với những nỗ lực để hoàn thiện từng bước hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng đã không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới và cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài để khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Công cuộc xây dựng đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu và thực sự đang đòi hỏi được đầu tư nhiều hơn nữa.
    Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC và sắp tới sẽ là thành viên của WTO . Để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, Nhà nước Việt Nam đang tích cực đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và các công cụ quản lý kinh tế. Là một hệ công cụ của quản lý, hạch toán kế toán – trong đó có chế độ kế









    KẾT LUẬN




    Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, kế toán luôn giữ vai trò là một công cụ quản lý kinh tế- tài chính sắc bén trên phương diện vi mô lẫn vĩ mô. Với nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, toàn cầu hóa với dòng chảy mạnh mẽ hiện nay thì công tác kế toán lại càng trở nên cần thiết cho mọi hoạt động, cho mọi loại hình doanh nghiệp. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý kinh tế mới đã đòi hỏi kế toán cũng phải đổi mới cho phù hợp.


    Việc thực hiện Luận án này, niềm mong muốn của tác giả là có thể đóng góp một phần nào đó những ý kiến của bản thân cho việc hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp trên cơ sở những kiến thức đã được trau dồi trong thời gian học và kinh nghiệm tích lũy được trong thực tế công tác. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp của đề tài này, là những giải pháp dựa trên những đúc kết, nghiên cứu từ việc vận dụng luật lệ, chế độ, chuẩn mực kế toán đã ban hành nhằm áp dụng vào công tác kế toán trong thời gian ngắn hạn. Tác giả cũng mong muốn Luận án này sẽ có những đóng góp hữu ích cho các cơ quan hữu quan trong việc hướng tới xây dựng một hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam thật hoàn thiện, mang tính thống nhất cao trong tương lai khi mà việc ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
     
Đang tải...