Luận Văn Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
    CHƯƠNG 1:
    TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
    1.1/- Tổng quan về kế toán
    1.1.1- Định nghĩa kế toán:
    Từ khi được phôi thai hình thành cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về kế toán tùy theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế xã hội, tùy theo điều kiện môi trường pháp lý của từng quốc gia. Tham khảo về kế toán, đã có nhiều tác giả hay tổ chức đề cập đến định nghĩa về kế toán như sau:
    ã Trong thời kỳ còn phôi thai, người ta quan niệm kế toán là một phương tiện tính toán và phân tích kết quả về những sự giao dịch liên quan đến tiền bạc của tư nhân, tập thể và các phương pháp theo dõi diễn biến của giao dịch ấy.
    ã Một số định nghĩa hiện đại về kế toán được hiểu rộng hơn :
    Theo định nghĩa của Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm 1970: "Kế toán là quá trình nhận diện, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế để cho phép người sử dụng thông tin đó đánh giá và ra quyết định". Định nghĩa này hướng vào đối tượng sử dụng thông tin kế toán và chức năng của kế toán.
    Nhìn chung, quan điểm hiện đại trên cho rằng không nên nhầm lẫn giữa việc ghi sổ kế toán với kế toán. Ghi sổ với công việc kỹ thuật đơn thuần là việc ghi chép các thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Kế toán ngoài công việc ghi sổ còn bao gồm các chức năng khác, người làm công việc kế toán còn phải phân tích, diễn giải các thông tin tài chính, lập các báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán, thiết lập hệ thống kế toán, lập kế hoạch dự báo và cung cấp các dịch vụ về kế toán- kiểm toán- thuế.
    - 2 -
    Theo định nghĩa của Việt Nam:
    Theo Điều lệ Tổ chức kế toán nhà nước ban hành theo quyết định số 25/HĐBT ngày 18/03/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) : "Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với các tổ chức, xí nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh và tự chủ tài chính của tổ chức, xí nghiệp"
    Theo Luật Kế toán đã được Chủ tịch nước công bố theo Lệnh số 12/L-CTN ngày 26/06/2003: "Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động".
    Như vậy, qua 15 năm đổi mới kể từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện và phát triển nhận thức, quan điểm, tư duy mới về kế toán trong cơ chế mới- cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Kế toán không đơn thuần là công việc ghi chép các hoạt động kinh tế một cách thụ động, mà thực sự là việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, tài chính, thông tin toàn diện, tin cậy cho việc điều hành và đề ra các quyết định kinh tế. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, mà còn là công cụ, phục vụ cho việc đề ra quyết định kinh doanh của các nhà sở hữu, chủ đầu tư và các bên thứ ba.
    1.1.2- Vai trò của hạch toán kế toán:
    Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng, có vai trò tích cực trong quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp. Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở tin cậy để Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô, kiểm tra, kiểm
     
Đang tải...