Tiểu Luận Giải pháp hoàn thiện hệ thống bán lẽ thuốc đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” tại thành phố rạ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang
    I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 4

    1. Giải thích từ ngữ 4
    2. Tình hình phát triển hệ thống bán lẽ thuốc tư nhân 4
    2. Tỷ lệ vi phạm chất lượng thuốc 5
    3. Lựa chọn tình huống 5
    II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 6
    III. NGUYÊN NHÂN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ 7

    1. Căn cứ pháp lý 7
    2. Nguyên nhân sai phạm 8
    IV. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 9
    1. Mục đích 9
    2. Mục tiêu cụ thể 9
    2.1. Phương án 1: 9
    2.2. Phương án 2: 10
    2.3. Phương án 3: 11
    3. Lựa chọn phương án 12
    V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 12
    VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

    1. Kết luận 14
    2. Kiến nghị 15

    I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
    1. Giải thích từ ngữ

    - Nhà thuốc tư nhân: là cơ sở bán lẻ thuốc do Dược sĩ có trình độ đại học (Đại học Dược, Cao đẳng Dược, Chuyên tu Dược) làm chủ cơ sở;
    - Nhà thuốc B: là cơ sở bán lẻ thuốc do Dược sĩ có trình độ Trung học mở tại Thành phố, Thị xã. Hiện tại loại hình này không được phép mở tại Thành phố và thị xã. Nhưng số lượng Nhà thuốc B tại Thành phố Rạch Giá chiếm hơn 60%;
    - Thời gian thực hành chuyên môn: là thời gian công tác tại cơ sở y tế của Dược sĩ. Sau thời gian này mới được phép hành nghề tư nhân. Tùy theo từng loại hình cụ thể có thể từ 2 đến 5 năm;
    - “Thực hành tốt Nhà thuốc” là hệ thống các tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định nhằm mục đích quản lý chất lượng thuốc, đảm bảo thuốc có chất lượng khi đến tay người bệnh.
    2. Tình hình phát triển hệ thống bán lẽ thuốc tư nhân
    Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa, và phát triển kinh tế xã hội, ngành y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
    Từ sau thời kỳ “Đổi mới” hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, hệ thống cung ứng, chăm sóc y tế được đa dạng hóa với nhiều thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư nhân. Ngày 30/03/1993 Quốc Hội ban hành pháp lệnh HNYDTN. Qua 10 năm thực hiện theo sự phản ánh của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của các cá nhân và tổ chức hành nghề đã có nhiều bất cập được ghi nhận. Đến ngày 25/02/2003 Quốc hội ban hành Pháp lệnh HNYDTN mới đồng thời ngày 12/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 103 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh HNYDTN. Tại thời điểm này, 3 văn bản pháp quy nêu trên đã điều chỉnh chung cho các lĩnh vực hành nghề y, y học cổ truyền, hành nghề dược, vắc xin và sinh phẩm y tế. Như vậy, ngành dược vẫn còn bất cập và không được quan tâm sâu sát.
    Đến ngày 14/6/2005 thì Luật Dược của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức được ban hành, tạo một bước phát triển mới trong ngành dược. Cùng với đó là Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược. Đến đây, ngành dược đã thực sự bước qua một bước phát triển mới. Giai đoạn này, về mặt hồ sơ pháp lý, Bộ Y tế quy định khá cụ thể và rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý cho một cơ sở bán lẽ thuốc đi vào hoạt động. Tuy nhiên về chất lượng thuốc cũng như sử dụng thuốc một cách hiệu quả, an toàn và hợp lý chưa được quan tâm sâu sát.
    Đến cuối năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển ngành dược Việt Nam, ngay sau đó, Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT và Quyết định 12/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế đã đưa ra bộ tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” và “Thực hành tốt phân phối thuốc”. Đây là giai đoạn quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe của bệnh nhân, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo khung ước chung với Tổ chức Thương mại thế giới.
    Như vậy Hệ thống bán lẽ thuốc tại Việt Nam đã bước qua 3 giai đoạn phát triển, giai đoạn hình thành mạng lưới cung ứng thuốc tư nhân, giai đoạn đảm bảo về mặt pháp lý và giai đoạn hiện nay là việc đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
    Đối với Kiên Giang, một tỉnh vùng sâu, vùng xa, hệ thống mạng lưới cung ứng thuốc đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng hải đão, vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên hoạt động bán lẻ thuốc nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn. Bên cạnh những lợi ích thiết thực vẫn còn không ít những tồn tại cần phải được cũng cố, uốn uắn để có thể đáp ứng hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, đặt biệt là đối với người nghèo và người dân ở vùng sâu, vùng xa;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...