Luận Văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Năm 2001 là năm chuyển giao thiên niên kỷ, năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đặt ra trách nhiệm lớn cho cơ quan thuế các cấp.
    Mặc dù có nhiều yếu tố không thuận lợi, do tình hình xuất khẩu hàng hoá gặp nhiều khó khăn, thiên tai lớn xảy ra ở một số tỉnh ĐBSCL và miền Trung . nhưng được sự chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tài chính, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, toàn ngành thuế đã nỗ lực phấn đấu liên tục, chủ động khai thác nguồn thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu, chống nợ đọng đối với các sắc thuế, các khu vực trong phạm vi cả nước. Để góp phần thực hiện các luật thuế mới, đặc biệt là luật thuế GTGT và luật thuế TNDN, công tác chỉ đạo và quản lý thu theo quy trình mới đã có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế theo quy định, cơ quan thuế xoá bỏ chế độ chuyên quản doanh nghiệp, nhiều biện pháp nghiệp vụ hành thu được chú trọng củng cố và phát huy.
    So với năm 2000, tổng thu NSNN tăng 12,1%; trong đó thu nội địa do ngành thuế quản lý tăng 10,3%; cả nước có 61/61 địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán được giao. Dù áp dụng các luật thuế và quy trình quản lý thu thuế mới nhưng nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ở mức gần 7%.
    Mặc dù nhiều địa phương đã hoàn thành toàn diện ba chỉ tiêu chính (doanh nghiệp Nhà nước, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó số thu từ khu vực ngoài quốc doanh (NQD) năm 2001 tăng 12,6% so với năm 2000, nhưng số thuế thu được từ khu vực này vẫn còn thất thu nhiều về hộ và doanh thu tính thuế. Tình trạng để sót hộ, khoán doanh thu với mức thuế chưa sát với hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, ghi chép sổ sách kế toán chỉ là hình thức .đã làm số thu từ khu vực NQD chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ kinh doanh ở khu vực này.
    Số thu từ khu vực KTNQD chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu NSNN, song công tác quản lý thuế đối với khu vực này mang ý nghĩa hết sức quan trọng, không chí góp phần tăng thu cho NSNN mà chính là thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với khu vực KTNQD, góp phần thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà nội” với mục tiêu: dựa trên cơ sở lý luận cũng như những đánh giá về thực trạng, ưu nhược điểm của công tác quản lý thu thuế khu vực NQD trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà nội - trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước, một môi trường thuận lợi phát triển kinh tế NQD, từ đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn.
    Công tác quản lý thu thuế đối với khu vực NQD rất rộng, đa dạng và phức tạp. Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu đối với hai luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khu vực NQD trên địa bàn quản lý của Cục thuế Hà nội.
    Về nội dung của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận có ba phần chính:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế khu vực NQD.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế khu vực NQD.
    Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế khu vực NQD.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...