Báo Cáo Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Nội dung Trang
    Danh mục từ viết tắt . 3
    Danh mục đồ thị . 4
    Danh mục biểu đồ . . 4
    Danh mục bảng số liệu . . 4
    Lời mở đầu . 5
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối . 10
    1.1. Tổng quan về dự trữ ngoại hối . . 10
    1.1.1. Khái niệm ngoại hối, dự trữ ngoại hối . . 10
    1.1.2. Các tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối . . 11
    1.1.3. Vai trò của dự trữ ngoại hối . . 12
    1.2. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia . . 16
    1.2.1. Các công cụ và phương pháp điều hành quản lý dự trữ ngoại hối . 16
    1.2.1.1. Quỹ dự trữ ngoại tệ và quản lý quỹ dự trữ ngoại tệ . . 17
    1.2.1.2. Quỹ bình ổn tỉ giá và giá vàng, quản lý quỹ bình ổn tỉ giá và giá
    vàng . 18
    1.2.2. Chủ thể thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia . . 19
    1.2.2.1. Thủ tướng chính phủ . . 19
    1.2.2.2. Ngân hàng nhà nước . . 20
    1.2.2.3. Bộ Tài chính . . 22
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dự trữ ngoại hối . . 22
    1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc . . 22
    1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan . . 28
    Kết luận chương 1 . . 31
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam
    thờigian vừa qua . . 32
    2.1. Hệ thống cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự trữ ngoại hối . . 32
    2.2. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kì 1997-2011 . 36




    2
    2.2.1. Thời kì 1997-2005 . . 36
    2.2.2. Giai đoạn 2005-2008 . . 39
    2.2.3. Giai đoạn 2009- 2011 . 43
    2.3. Đánh giá công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian qua .
    . 54
    2.3.1. Những mặt tích cực . . 54
    2.3.2. Những mặt hạn chế . . 56
    Kết luận chương 2 . . 58
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối . 60
    3.1. Định hướng về quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian
    tới 60
    3.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối 62
    3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dự trữ ngoại hối . 62
    3.2.2. Nhóm giải về pháp gia tăng quy mô dự trữ . 67
    3.2.3. Nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng và an toàn của ngoại hối dự
    trữ . . 72
    Kết luận . . 76
    Danh mục tài liệu tham khảo . . 78




    3
    Danh mục từ viết tắt
    Từ viết tắt Giải thích
    CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
    NHTW Ngân hàng trung ương
    NHNN Ngân hàng nhà nước
    NHTM Ngân hàng thương mại
    DTNH Dự trữ ngoại hối
    IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
    ĐV Đơn vị
    NDT Nhân dân tệ
    ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    SAFE Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    FDI Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước Trung Quốc
    FED Cục dự trữ liên bang Mỹ




    4
    Danh mục đồ thị
    Chương 1
    Đồ thị 1.1" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">ùng dự trữ ngoại hối mua đồng nội tệ làm tăng cầu nội tệ, khiến cho
    giá nội tệ tăng lên.
    Đồ thị1.2: Dự trữ ngoại hối mua ngoại tệ làm tăng cầu ngoại tệ, khiến tỷ giá tăng
    lên.
    Danh mục biểu đồ
    Chương 1
    Biểu đồ 1.1: So sánh DTNH Trung quốc với thế giới 1995 - 2009 ( Nguồn: IFM
    và SAFE)
    Biểu đồ 1.2: Dự trữ ngoại hối của Thái Lan giai đoạn 2004-2011(nguồn IFM)
    Chương 2
    Biểu đồ 2.1: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2002-2009(nguồn IFM)
    Biểu đồ 2.2: FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2009(nguồn tổng cục thống kê)
    Chương 3
    Biểu đồ 3.1: Kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1999-2010(Nguồn:
    HezmandezưCoss (2005) và IMF (2003-2007) và World Bank)
    Danh mục bảng số liệu
    Chương 1
    Bảng1.1: Số liệu chỉ tiêu cơ bản về quy mô dự trữ ngoại hối Trung Quốc (nguồn
    IMF)
    Bảng1.2[IMG]" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">ự trữ ngoại hối Thái Lan (Đơn vị: tỉ USD) (Nguồn: CIA)
    Chương 2
    Bảng 2.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 1997-2004(Nguồn IMF)
    Bảng 2.2: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2005-2009
    Bảng 2.3: Cán cân vãng lai Việt Nam thời kì 2005-2008(Nguồn IMF)




    5
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để
    thanh toán giữa các quốc gia, là phương tiện thiết yếu trong hoạt động kinh tế,
    văn hóa thương mại giữa các nước. Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là
    dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu
    trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của
    Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như:
    Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v .) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ
    trợ giá trị đồng tiền quốc gia.Quản lý dự trữ ngọai hối đóng vai trò vô cùng quan
    trọng trong cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tỉ giá hối đoái, tận
    dụng nguồn lực trong nước, Công tác quản lý nguồn dự trữ ngoại hối ở Việt
    Nam trong những năm qua chưa thực sự hiệu quả. Tháng 7 năm 2011, Việt Nam
    được Ngân hàng phát triển Á Châu ADB đánh giá là có lượng dự trữ ngoại hối
    thấp nhất khu vực Đông Á, khi chỉ đáp ứng đủ 1,6 tháng xuất khẩu. Việc nghiên
    cứu tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối
    của Việt Nam là vô cùng cấp thiết.Do đó, nhóm nghiên cứu đã chọn “[B]Giải pháp
    hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngọai hối ở Việt Nam[/B]” làm đề tài nghiên cứu
    khoa học của mình.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Dự trữ ngoại hối trong xu thế hiện nay của Việt Nam đang ngày trở nên
    quan trọng hơn trong vai trò bảo vệ nên kinh tế trước các cú sốc của nên kinh tế
    thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Đã có một số đề tài nghiên cứu cả
    trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
    Trong quá trình nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu,
    nghiên cứu một số tài liệu điển hình như: “Management of China’s Foreign
    Exchange Reserves: A Case Study on the State Administration of Foreign
    Exchange (SAFE)” Yu-Wei Hu; “Foreign Exchange Policy and Intervention




    6
    in Thailand” Bank of Thailand. Các tài liệu này đã chỉ ra cách thức quản lý dự
    trữ ngoại hối của những quốc gia có nguồn dự trữ mạnh, điển hình ở châu Á là
    Trung Quốc và Thái Lan. Các đề tài này cho thấy có nhiều xu hướng khác nhau
    trong việc tạo nguồn dự ngoại hối. Trong khi Trung Quốc tăng dự trữ ngoại hối
    bằng việc gia tăng tối đa thặng dư thương mại; tập trung lượng ngoại tệ về
    Chính phủ; tích cực mua trái phiếu của Mỹ thì Thái Lan lại đẩy mạnh thu hút
    vốn đầu tư nước ngoài FDI; nâng cao tính độc lập trong công tác quản lý dự trữ
    ngoại hối của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, chính quản lý mới được đề
    cập đến là việc quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính, đa dạng hóa danh mục
    đầu tư, an toàn trong đầu dự trữ (chuyển từ đầu tư ngoại tệ sang vàng và các tài
    sản).
    Ở Việt Nam cũng có một số công trình mà điển hình là “Tăng dự trữ
    ngoại hối nhà nước để đáp ứng nhu câu hội nhập” TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa -
    Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Đánh giá về hoạt động quản lý hoạt động ngoại
    hối của NHNN Việt Nam thời gian qua và những kiên nghị” Phùng Thị Ánh
    Tuyết với mong muốn đưa ra được những đánh giá hợp lý cho công tác quản
    lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Nghiên cứu về các chính sách quản lý dự trữ
    ngoại hối Việt Nam hiện nay cho thấy công tác quản lý dự trữ còn thụ động,
    hoạt động đầu tư còn đơn giản, chưa đặt ra được mức dự trữ cần thiết, ., công
    tác phân tích đầu tư ngoại hối trên thị trường quốc tế còn mỏng. Các đề án cũng
    có đề cập đến giải pháp quản lý dự trữ như: “cải thiện cán cân thương mại và
    kiểm soát cán cân vãng lai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng thu hút ngoại
    tệ, .” nhưng còn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể, tính nhất quán trong công
    tác quản lý chưa được đề cập, thiếu tính cập nhật.
    Đề tài nghiên cứu công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các
    quốc gia khác trong khu vực. Kết hợp các chính sách và bài học kinh nghiệm từ
    việc quản lý dự trữ thành công của các nước đi trước từ đó đưa ra các chính sách
    quản lý dự trữ đồng bộ hóa, thiết thực, nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối Việt Nam
    trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu hội nhập.




    7
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về ngoại hối, dự trữ ngoại hối, tổng hợp
    những kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới, phân
    tích và đánh giá công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây,
    mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự
    trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những
    vấn đề cơ bản sau. Thứ nhất làm rõ được những lý luận chung về ngoại hối,
    quản lý dự trữ ngoại hối. Thứ hai đó đề tài chỉ ra những kinh nghiệm trong quản
    lý dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia khác để làm
    kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba phân tích và đánh giá cụ thể về tình hình
    quản lý dự trữ ngoại hối trong các năm vừa qua và đưa ra một số giải pháp nhằm
    phát huy những điểm tích cực và khắc phục những điểm hạn chết để nâng cao
    hiệu quả công tác quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý dự trữ ngoại hối
    Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam ( từ năm 1997 đến hết năm 2011)
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp
    nghiên cứu sau:
    - Phân tích số liệu, tổng hợp thông tin để nghiên cứu sự biến động của
    lượng dự trữ ngoại hối và đánh giá công tác quản lý qua các thời kì.
    - Phương pháp biện chứng: nghiên cứu mối qua hệ nhân quả giữa các
    yếu tố kinh tế tác động tới lượng dự trữ ngoại hối cũng nhưng ảnh
    hưởng của lượng dự trữ ngoại hối tới các biến số vĩ mô.




    8
    - Suy luận logic khắc phục những điểm yếu của công tác quản lý từ đó
    đưa ra những giải pháp khắc phục.
    7. Kết quả dự kiến
    Mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan và đa chiều về công tác quản
    lí dự trữ ngoại hối quốc gia trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa chính sách và
    thực trạng công tác ngoại hối của Việt Nam từ 1997 tới 2011, làm rõ những
    điểm bất cập trong công tác quản lí dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Giải thích
    được tầm quan trọng của công tác dự trữ ngoại hối tới chính sách phát triển kinh
    tế quốc gia. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất những giải pháp mới, những
    hướng đi mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự trữ ngoại hối
    của Việt Nam trên nhiều phương diện.
    Đối với học sinh, sinh viên, bài nghiên cứu có thể làm tài liệu nghiên cứu
    hữu ích khi nghiên cứu, học tập về vấn đề này. Đối với các cơ quan liên quan tới
    công tác dự trữ ngoại hối, những kết quả đánh giá và đề xuất phương hướng có
    thể làm tài liệu tham khảo góp phần định hướng một cách hiệu quả chính sách
    quản lí dự trữ ngoại hối trong những giai đoạn sau
    8. Kết cấu của đề tài
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự trữ ngoại hối
    Chương một sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về ngoại hối và dự
    trữ ngoại hối cũng nhưng kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối của một số quốc
    gia tiêu biểu trên thế giới. Cụ thể nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ khái niệm về ngoại
    hối, dự trữ ngoại hối vai trò của dự trữ ngoại hối, các đánh giá quy mô dự trữ
    ngoại hối, các công cụ và chủ thể thực hiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối
    nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối của Việt Nam
    thờigian vừa qua




    9
    Nội dung chương hai sẽ đề cập tới hệ thống khung pháp lý của công tác
    quản lý dự trữ ngoại hối qua từng thời kì. Đề tài sẽ phân tích kĩ càng sự biến
    động của dự trữ ngoại hối của nước ta trong giai đoạn vừa qua, làm rõ những
    nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những
    đánh giá về công tác quản lý DTNH làm cơ sở để đưa ra những giải pháp hoàn
    thiện trong chương 3.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối
    Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ đề ra phướng điều hành công tác
    quản lý dự trữ ngoại hối trong thời gian tới. Đề tài sẽ đưa ra những nhóm giải
    pháp cụ thể về tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, gia tăng quy
    mô dự trữ và tăng cường độ an toàn cũng như hiệu quả sử dụng quỹ. Cuối cùng
    là một số kiến nghị khác và kết luận của đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...