Luận Văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUœ&1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bất kì một chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu. Với xu thế nhất thể hóa các khu vực và toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung, đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện.
    Nghị Quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định “Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Cụ thể hoá Nghị quyết đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nuớc cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”. Việc ban hành kịp thời Luật này là góp phần thể chế hoá chính sách thuế của Đảng.
    Để đạt được mục tiêu gia nhập vào WTO, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tất cả các chính sách thuế hiện hành đều đã được thay đổi theo hướng giảm nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn từ năm 2000 đến nay, thuế chuyển quyền sử dụng đất được giảm tới 25 lần, thuế trước bạ giảm 50%. Hiện nay ngành thuế cũng đã xóa bỏ trên 300 loại phí không cần thiết, một số loại như phí đường bộ, hàng hải giảm tới 30%-40%. Theo tính toán ban đầu, khi cắt giảm các loại thuế và chi phí này, Nhà nước bị thất thu trên 1.000 tỷ đồng. Hiện ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào 3 khoản thu chủ yếu gồm xuất nhập khẩu chiếm 25% ngân sách, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Số thu từ xuất khẩu dầu thô cũng vào khoảng 25%. Như vậy còn khoảng 50% ngân sách Nhà nước là các khoản thu nội địa, nhưng khoản thu nội địa này cũng đang một ngày giảm do chính sách thuế liên tục được thay đổi để thực hiện theo cam kết. Tính đến thời điểm này đã có tới trên 1.000 dòng thuế được cắt giảm. Chính vì thế để bù đắp cho sự giảm sút này Chính phủ cần quan tâm hơn đến thuế trực thu. Tuy nhiên, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nên giảm dần tới mức tương ứng với các nước trong khu vực nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chính phủ đã có những biện pháp đối với thuế TNCN nhằm tạo thêm nguồn thu cho ngân sách từ loại thuế này.
    Ở nước ta hiện nay, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng còn nhiều hạn chế kể từ việc ban hành pháp luật thuế đến tổ chức thực hiện cũng như thanh tra thuế. Nếu như chúng ta không sớm khắc phục những hạn chế này thì mục tiêu đặt ra khi ban hành luật sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi. Chính vì thế, công tác quản lý TNCN ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trong xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng hiện nay.
    Xuất phát từ thực tế trên của Việt Nam, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, nhằm chống lại nạn thất thu thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước, đó cũng chính lá lí do mà em chọn làm nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân” để viết luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến thuế TNCN mà em đã được học, cũng như tìm thêm công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong những năm qua, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lí hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí. Hy vọng qua bài viết này, giúp người đọc hiểu thêm về thuế TNCN cũng như công tác quản lí thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đầu tiên người viết sẽ nên lên khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân, từ đó đi sâu nghiên cứu vào thực trạng trong công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân từ khi luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng, các công cụ thống kê, và sưu tầm các tài liệu liên quan.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục đề tài tham khảo, và phụ lục, những nội dung chính của đề tài được trình bài trong ba chương:
    * Chương I: Những vấn đề chung về thuế thu nhập cá nhân và công tác quản lý về thuế thu nhập cá nhân.
    * Chương II: Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
    * Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở nước ta.
    Để hoàn thành được luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của cô Ts.Lê Nguyệt Châu. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô, đã hướng dẫn em trong thời gian qua.
    Do thời gian và vốn kiến thức còn nhiều hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn!


    MỤC LỤC​ &œ​ LỜI MỞ ĐẦU1
    1. Tính cấp thiết của đề tài1
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài2
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài2
    5. Kết cấu của đề tài2
    CHƯƠNG 1. 4
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN4
    1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân. 4
    1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân. 4
    1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân. 5
    1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân. 6
    1.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội6
    1.1.3.2 Đối với hệ thống thuế. 8
    1.1.4. Giới thiệu khái quát về Luật thuế thu nhập cá nhân. 9
    1.2 Khái quát về công tác quản lý thuế. 14
    1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế thu nhập cá nhân. 14
    1.2.2 Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. 14
    1.2.2.1. Quản lý các đối tượng nộp thuế, tính thuế và các khoản được khấu trừ theo quy định14
    1.2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế. 20
    1.2.2.3. Công tác đào tạo cán bộ công chức trong quản lý thuế. 21
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. 21
    1.2.3.1. Chính sách chung của Nhà nước. 22
    1.2.3.2 Cơ sở vật chất của ngành thuế. 23
    1.2.3.3 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế. 24
    1.2.3.4. Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư. 24
    1.2.3.5 Tính nghiêm minh của luật pháp. 24
    1.2.3.6. Tình hình kinh tế, mức sống của người dân và trình độ dân trí của đối tượng nộp thuế25
    1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý thuế. 25
    CHƯƠNG 2. 30
    NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN30
    2.1. Ban hành chính sách Thuế. 30
    2.2. Tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân. 30
    2.2.1. Trình tự thủ tục về đăng ký thuế, quản lý kê khai và nộp thuế. 31
    2.2.1.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế. 31
    2.2.1.2. Quản lý kê khai, nộp thuế. 37
    2.2.2. Quản lý quá trình quyết toán. 42
    2.2.2.1. Khai quyết toán thuế. 42
    2.2.2.2. Quy định về miễn thuế giảm thuế thu nhập cá nhân. 56
    2.2.2.3. Hoàn thuế thu nhập cá nhân. 59
    2.3. Thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế. 60
    2.3.1. Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân. 60
    2.3.2. Xử lý vi phạm về kê khai và nộp thuế. 62
    CHƯƠNG 3. 64
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở TA64
    3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam hiện nay64
    3.1.1. Những thành tựu đạt được. 64
    3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 68
    3.1.2.1. Những hạn chế. 68
    3.1.2.2. Nguyên nhân. 72
    3.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay74
    3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam79
    3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế. 79
    3.3.2. Công tác quản lý thu nhập dân cư. 80
    3.3.3. Đẩy mạnh quản lý thu nhập của cá nhân kinh doanh. 81
    3.3.4. Ngăn chặn hiện tượng gian lận trong kê khai thuế. 83
    3.3.5. Thu thuế thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng. 84
    3.3.6. Thực hiện quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế. 86
    3.3.7. Đào tạo năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế. 86
    3.3.8. Thiết lập hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân tự động. 88
    3.3.9. Xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ tư vấn thuế. 88
    3.3.10. Tăng kiểm tra thuế thu nhập với người nước ngoài88
    3.3.11. Tăng cường kiểm tra thuế thu nhập với giới ca sĩ và họa sĩ89
    3.3.12. Tam ngưng đánh thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán. 90
    3.3.13. Tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân90
    KẾT LUẬN92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO93
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...