Luận Văn Giải pháp hoàn thiện công tác nghiệp vụ huy động vốn chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh hà tây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY

    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY


    1. ĐỊNH HƯỚNG
    Từ cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực: Tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, đầu tư nước ngoài giảm đáng kể, một số sản phẩm khó tiêu thụ, vốn ngân hàng bị ứ đọng, nợ quá hạn tín dụng có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái chịu nhiều sức ép . Qua cuộc khủng hoảng đó đã làm bộc lộ rõ những yếu kém bên trong của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ và hết sức cấp bách. Sự hội nhập khu vực và quốc tế cũng làm cho việc giải quyết nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, minh bạch và bền vững của hoạt động Ngân hàng là không thể trì hoãn được.
    Trước tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng và qua phân tích thực trạng, tồn tại của NHCT- HT. Để hoạt động kinh doanh không ngừng tăng trưởng và phát triển nhằm khẳng định vị trí của mình. NHCT- HT phải nghiên cứu và hoàn thiện đồng thời hai mặt: Một mặt phát huy những cái đã đạt được, ưu điểm của Ngân hàng. Mặt khác, nghiêm túc rút ra những bài học thực tiễn để khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại, có biện pháp tháo gỡ những tồn tại đó.
    Từ nhận thức trên, với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ huy động vốn góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an toàn hiệu quả đối với hoạt động ngân hàng NHCT - HT nói riêng và các cơ quan chức năng, các ngành các cấp đã áp dụng các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên.
    Căn cứ vào định hướng mục tiêu chung của Ngân hàng Công thương Tỉnh Hà Tây năm 2003 như sau:
    * Mục tiêu ổn định hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, xử lý nhanh các tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính làm nền tảng mở rộng hoạt động kinh doanh trong các năm tới, thực hiện thành công phương án củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng.
    * Phương hướng cơ bản thực hiện chính sách khách hàng hợp lý và linh hoát, ra tăng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao chất lượng sử dụng vốn đảm bảo an toàn và hiệu quả, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có và từng bước phát triển sản phẩm mới. Tập trung mọi nguồn lực để xử lý tồn đọng trong hoạt động tín dụng, giải quyết cơ bản nợ quá hạn và lãi treo. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nâng cao năng lực chỉ đạo và điều hành, đổi mới phương pháp làm việc và phong cách phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời kỳ mới. Căn cứ vào đặc thù của NHCT- HT, chi nhánh đã xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh như sau:
    * Nhiệm vụ tập trung mọi nguồn lực vào công tác thu hồi nợ quá hạn, không để phát sinh nợ quá hạn từ những khoản cho vay mới và hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn từ những khoản cho vay cũ. Chú trọng giữ vững khách hàng truyền thống, đẩy mạnh quan hệ với những khách hàng tiềm năng để mở rộng huy động vốn với lãi suất thấp và phát triển khối lươnông nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng cường và mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng, từng bước tăng thị phần dịch vụ của NHCT - HT trên địa bàn.
    Mục tiêu kinh doanh năm 2003 của NHCT- HT
    - Nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2003 đạt: 950.000 triệu đồng.
    - Dư nợ đến 31/12/2003: 1.300.000 triệu đồng.
    - Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 1% trên tổng dư nợ cho vay.
    - Tỷ lệ thu dịch vụ chiếm 6%/ tổng thu nhập.
    - Lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt: 10.100 triệu đồng.
    2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT- HT
    2.1. Chi nhánh cần tăng cường và đa dạng hoá hình thức huy động vốn.
    Qua phân tích rằng hiện tại chi nhánh chỉ huy động vốn từ tiền gửi của tổ chức kinh tế và của dân cư. Chi nhánh không huy động được từ phát hành giấy tờ có giá.
    * Trong thời gian tới, chi nhánh cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư bằng cách:
    1 - Chi nhánh đưa ra nhiều kỳ hạn huy động đối với loại tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng Để thực hiện được yêu cầu trên của khách hàng ngay lập tức tại thời điểm khách hàng đến ngân hàng, thì chi nhánh cần tính và đưa ra đầy đủ các loại biếu phí cho khách hàng hợp lý trong từng thời kỳ.
    2 - Cho phép các khách hàng rút tiền trước hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn với điều kiện khách hàng phải báo trước một thời gian nhất định cho Ngân hàng. Nếu vượt quá thời hạn đó, Ngân hàng có thể cho phép họ hưởng lãi suất của kỳ hạn trước đó.
    Ví dụ: Nếu khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 6 tháng, nếu có nhu cầu cần rút trước hạn Ngân hàng có thể cho họ hưởng lãi suất 3 tháng.
    3 - Mở rộng các hình thức tiết kiệm.
    Tiết kiệm có mục đích. Đó là hình thức tiết kiệm trung dài hạn với mục đích như xây dựng nhà ở, mua xe ô tô . người gửi tiền có thể thoả thuận với ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mục đích. Với tài khoản này, người gửi sẽ nhận được lãi suất thấp lãi suất tiền gửi tiết kiệm như họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản. Hiện nay, hình thức tiết kiệm này đang được nhân dân quan tâm, chi nhánh cần triển khai thực hiện. Hình thức này một mặt giúp Ngân hàng thu hút được nhiều tiền gửi trong dân cư. Mặt khác, giúp ngân hàng có thêm được nguồn vốn trung, dài hạn.
    Tiết kiệm điện tử: Là hình thức tiết kiệm trên mạng, khách hàng trước khi gửi tiền phải có tài khoản tại ngân hàng và phải có số dư tiền gửi ít nhất bằng số tiền đó. Khi khách hàng muốn gửi tiền, khách hàng báo cho ngân hàng qua mạng, ngân hàng thực hiện hạch toán chuyển tiền ngay thời điểm đó. Hình thức này nhanh chóng, thuận tiện tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
    4 - Mở thêm các tài khoản thanh toán:
    Hiện nay nhu cầu về các tài khoản thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân rất lớn. Các tài khoản ngân hàng có thể mở:
    Tài khoản thấu chi: Khi khách hàng sử dụng tài khoản này khách có thể rút quá số dư trên tài khoản của mình. Ngân hàng sẽ xây dựng một hạn mức thấu chi cho từng khách hàng. Nếu khách hàng rút quá số dư, khách hàng sẽ phải chịu một mức lãi suất không kỳ hạn với tài khoản thấu chi sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời cho doanh nghiệp. Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh nhanh chóng, đồng thời chịu chi phí thấp bởi vì lãi suất không kỳ hạn sẽ thấp hơn khoản tiền phạt do doanh nghiệp phát hành sẽ quá số dư hoặc chi phí làm thủ tục vay. Về phía ngân hàng, khi cho phép khách hàng rút quá số dư tức là ngân hàng đang thực hiện một khoản tín dụng với lãi suất nóng có khả năng dễ dàng thu hồi.
    Tài khoản thu nhập: Ngân hàng có phương pháp thu hút các khách hàng mở tài khoản thu nhập tại Ngân hàng bằng cách cho họ hưởng các dịch vụ ưu đãi như: khách hàng có thể rút quá số dư cho phép của ngân hàng néu khách hàng có thu nhập hàng tháng từ 2.500.000 đồng trở lên. Để thu hút được khối lượng khách hàng có thu nhập cao. Ngân hàng nên có quan hệ với các Công ty bảo hiểm. Bởi vì, các Công ty này thường trả thu nhập cho các nhân viên của mình bằng hình thức chuyển tiền qua tài khoản tại ngân hàng, hơn nữa thu nhập của các nhân viên này thường rất cao. Đó là một thị trường mà Ngân hàng cần có biện pháp thu hút. Với việc mở rộng các hình thức huy động trên, chi nhánh sẽ từng bước khắc phục được khó khăn về thiếu vốn. Thiếu vốn dài hạn, thiếu vốn ngoại tệ.
    * Còn đối với hình thức huy động bằng phát hành giấy tờ có giá có thuận lợi là chi nhánh có nguồn vốn ổn định, giúp chủ động trong kinh doanh.
    Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp để huy động từ hình thức này như phần lý luận đã nêu, để phát hành được giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố; sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước uy tín của ngân hàng phát hành. Như vậy về phía chủ quan của ngân hàng, thì ngân hàng cần phải tạo được uy tín trên thị trường thì việc phát hành và bán các giấy tờ có giá trên thị trường mới thực hiện được.
    2.2. Có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng.
    Tại NHCT - HT hiện nay, chính sách khách hàng đã được thực hiện đúng, song chính sách này chưa phong phú và hấp dấn với khách hàng. Đối với các khách hàng lớn, khách hàng mang nhiều lợi nhuận cho NHCT - HT thì chính sách này chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chính sách khách hàng chưa có tính cạnh tranh, đồng thời nguồn vốn của NHCT- HT còn quá nhỏ khó có thể đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp lớn, trong khi đó những doanh nghiệp vừa và nhỏ có uy tín chưa tiếp cận được nhiều. Qua đánh giá, phân tích thực trạng em xin đưa ra các chính sách thích hợp trong việc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng.
    2.2.1. Đối với thủ tục mở tài khoản tại chi nhánh.
    NHCT- HT nên giảm bớt các thủ tục phiền hà cho các khách hàng là tổ chức kinh tế, nhất là đối với khách hàng là người không cư trú. Chẳng hạn: chi nhánh yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mang theo quyết định thành lập Công ty giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp. Văn bản chỉ định và phân công đối với chủ tài khoản và kế toán trưởng. Nếu chi nhánh tạo được điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế không cư trú mở tài khoản, chi nhánh sẽ thu hút thêm được nguồn ngoại tệ.



     
Đang tải...