Thạc Sĩ Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An
    i
    MỤC LỤC
    Mục lục -------------------------------------------------------------------------------------- i
    Danh mục các từ viết tắt-------------------------------------------------------------------- iv
    Danh mục các bảng, biểu------------------------------------------------------------------- v
    Lời mở đầu---------------------------------------------------------------------------------- - vi
    Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và
    sự nghiệp công------------------------------------------------------------------------------- 3
    1. Khái quát về tự chủ tài chính------------------------------------------------------ 3
    1.1 Một số khái niệm, phạm vi và phân loại đơn vị tự chủ tài chính----------- 3
    1.1.1 Một số khái niệm--------------------------------------------------------------- 3
    1.1.2 Phạm vi và phân loại đơn vị tự chủ tài chính------------------------------- 4
    1.1.2.1 Phạm vi đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 130/CP--------------- 4
    1.1.2.2 Phân loại đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/CP--------------- 5
    1.1.3 Vai trò và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp------------------------------------------ 6
    1.1.3.1 Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế quốc dân---------------------- 6
    1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp---------------------------------- 8
    1.2 Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính------------------------- 8
    1.2.1 Mục tiêu-------------------------------------------------------------------------------- 8
    1.2.2 Nguyên tắc----------------------------------------------------------------------------- 9
    1.3 Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị tự chủ tài chính---------------------------- 10
    1.3.1 Quyền hạn----------------------------------------------------------------------------- 10
    1.3.2 Trách nhiệm--------------------------------------------------------------------------- 12
    1.4 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính---------------------------------------------------- 13
    1.4.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính-------------------------------------------------- 13
    1.4.2 Đặc điểm cơ chế tự chủ tài chính thực hiện theo Nghị định 130/CP---------- 14
    1.4.2.1 Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ---------------------------------------- 14
    1.4.2.2 Điều chỉnh kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ---------------------- 15
    1.4.2.3 Nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ------------------------------------------- 15
    1.4.2.4 Sử dụng kinh phí tiết kiệm được-------------------------------------------------16 ii
    1.4.2.5 Cách xác định và thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm----------------------- 17
    1.4.2.6 Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài
    sản công----------------------------------------------------------------------------- 18
    1.4.2.7 Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ--------------------------19
    1.4.3 Đặc điểm cơ chế tự chủ tài chính thực hiện theo Nghị định 43/CP------------ 20
    1.4.3.1 Tự chủ về mức thu, khoản thu---------------------------------------------------- 20
    1.4.3.2 Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính---------------------------------------------- 23
    1.4.3.3 Cách xác định và thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm----------------------- 24
    1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính-------------------------------- 26
    1.6 Các nhân tố đánh giá hiệu quả chế độ tự chủ tài chính------------------------ 27
    1.6.1 Vấn đề tự chủ----------------------------------------------------------------- 28
    1.5.2 Kinh phí tăng thu nhập------------------------------------------------------- 28
    Kết luận chương 1------------------------------------------------------------------- 29
    Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành
    chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn
    2005-2008------------------------------------------------------------------------------------ 30
    2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Bến Lức, tỉnh Long An---------------------------- 30
    2.1.1 Vị trí địa lý---------------------------------------------------------------------------- 30
    2.1.2 Khí hậu--------------------------------------------------------------------------------- 32
    2.1.3 Kinh tế-xã hội------------------------------------------------------------------------- 33
    2.2 Quá trình triển khai, phân nhóm và phân loại các đơn vị thực hiện cơ chế
    tự chủ tài chính------------------------------------------------------------------ 33
    2.2.1 Quá trình triển khai----------------------------------------------------------- 33
    2.2.2 Phân nhóm các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh Long An--- 35
    2.2.3 Phân loại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ thuộc huyện Bến Lức---------- 36
    2.3 Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại huyện Bến Lức--------- 37
    2.3.1 Đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130/CP-------- 37
    2.3.1.1 Phạm vi nghiên cứu--------------------------------------------------------------- 37 iii
    2.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của đơn vị tự chủ trong bộ máy nhà nước------------- 38
    2.3.1.3 Tổ chức biên chế----------------------------------------------------------- 39
    2.3.1.4 Định mức giao khoán và dự toán kinh phí tự chủ----------------------------- 40
    2.3.1.5 Quyết toán kinh phí tự chủ và kinh phí tiết kiệm tăng thu nhập------------- 42
    2.3.2 Đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ theo Nghị định 43/CP------------------ 45
    2.3.2.1 Phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------ 46
    2.3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của đơn vị tự chủ theo Nghị định 43/CP--------------- 46
    2.3.2.3 Tổ chức biên chế và phân bổ dự toán kinh phí tự chủ tài chính-------48
    2.3.2.4 Quyết toán kinh phí tự chủ và thu nhập tăng thêm--------------------- 50
    2.4 Đánh giá kết quả thực hiện hiện cơ chế tự chủ tài chính------------------------ 51
    2.4.1 Thuận lợi---------------------------------------------------------------------- 51
    2.4.2 Khó khăn, hạn chế------------------------------------------------------------ 53
    Kết luận chương 2------------------------------------------------------------------- 59
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài
    chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức,
    tỉnh Long An------------------------------------------------------------------------------- 60
    3.1 Xu hướng phát triển của cơ chế tự chủ tài chính đến năm 2010
    và định hướng đến 2020------------------------------------------------------- 60
    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính------------------ 60
    3.2.1 Giải pháp đối với huyện Bến Lức-------------------------------------------------- 60
    3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về cơ chế TCTC-------------------------------------------- 61
    3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực-------------------------------------------- 61
    3.2.1.3 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hoá trong quản lý
    tài chính----------------------------------------------------------------------------- 62
    3.2.1.4 Tăng cường kiểm soát chi, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
    các khoản chi------------------------------------------------------------------------ 63
    3.2.1.5 Giao toàn tuyền cho đơn vị trong việc quản lý, sử dụng biên chế------------64
    3.2.1.6 Công tác kiểm soát nội bộ--------------------------------------------------------- 65 iv
    3.2.1.7 Về trích lập các quỹ---------------------------------------------------------------- 65
    3.2.1.8 Về liên doanh, liên kết------------------------------------------------------------- 65
    3.2.1.9 Đề xuất tỉnh------------------------------------------------------------------------- 66
    3.2.2 Một số giải pháp hỗ trợ khác-------------------------------------------------------- 66
    3.2.2.1 Kiến nghị Chính phủ--------------------------------------------------------------- 66
    3.2.2.2 Kiến nghị tỉnh----------------------------------------------------------------------- 68
    3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo-------------------------- 70
    Kết luận chương 3--------------------------------------------------------------------------- 71
    KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------- 72
    Phụ lục 01: Phân bổ biên chế các cơ quan hành chính huyện Bến Lức-------------- 73
    Phụ lục 02: Kinh phí tiết kiệm phân bổ bình quân cho cán bộ công chức các đơn vị
    tự chủ theo Nghị định 130/CP tại huyện Bến Lức----------------------- 73
    Phụ lục 03: So sánh kinh phí tiết kiệm kiệm tăng thu nhập bình quân của các đơn vị
    tự chủ theo Nghị định 130/CP trong tỉnh Long An---------------------- 74
    Phụ lục 04: Kinh phí tiết kiệm bình quân các đơn vị sự nghiệp---------------------- 74
    Phụ lục 05: Các cơ sở pháp lý------------------------------------------------------------- 74
    Tài liệu tham khảo-------------------------------------------------------------------------- 76 v
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    TCTC : Tự chủ tài chính
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    CBCC : Cán bộ công chức
    ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
    NSNN : Ngân sách nhà nước
    ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp
    SNCT : Sự nghiệp có thu
    LĐTB&XH : Lao động, thương binh và xã hội
    GPMB : Giải phóng mặt bằng
    QSDĐ : Quyền sử dụng đất
    Nghị định 130/CP : Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
    Nghị định 43/CP : Nghị định số 43/2006/NĐ-CP vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
    Bảng 2.1: Phân loại các đơn vị tự chủ trên địa bàn huyện Bến Lức------------------ 36
    Bảng 2.2 Dự toán kinh phí từng phòng ban thực hiện tự chủ tài chính------- 42
    Bảng 2.3 Kinh phí tiết kiệm của từng phòng ban thực hiện tự chủ theo
    Nghị định 130/CP------------------------------------------------------- 44
    Bảng 2.4 Phân bổ biên chế và hệ số tiền lương tăng thêm các đơn vị tự
    chủ theo Nghị định 43/CP---------------------------------------------- 49
    Bảng 2.5 Quyết toán kinh phí tự chủ thực hiện theo Nghị định 43/CP-------------- 50
    Bảng 2.6 Phân phối thu nhập tăng thêm hàng năm các đơn vị tự chủ theo
    Nghị định 43/CP------------------------------------------------------------------ 50
    Biểu 2.1 Phân bổ biên chế huyện Bến Lức qua các năm------------------------ 40
    Biểu 2.2 Định mức giao khoán kinh phí thực hiện chế độ tự chủ các đơn vị
    hành chính trong tỉnh Long An----------------------------------------- 40
    Biểu 2.3 Quyết toán và dự toán kinh phí tự chủ thực hiện theo
    Nghị định 130/CP--------------------------------------------------------- 43
    Biểu 2.4 So sánh tổng kinh phí tiết kiệm tăng thu nhập bình quân của
    huyện Bến Lức so với các nhóm khác qua các năm------------------ 45
    Biểu 2.5: So sánh thu nhập tăng thêm bình quân hàng năm giữa các đơn vị
    tự chủ theo Nghị định 130/CP và Nghị định 43/CP------------------ 51 vi
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nội dung của kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính
    phủ trên cơ sở cải cách tổng thể nền hành chính quốc gia, tập trung vào 4 lĩnh vực
    chủ yếu là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng phát triển đội ngũ
    công chức và tài chính công. Như vậy, cùng với cải cách thể chế và tổ chức bộ máy,
    cải cách tài chính công cũng là một công tác trọng tâm của cải cách nền hành chính
    trong điều kiện nước ta tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêu
    bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt điều này càng cần
    thiết hơn bao giờ hết khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
    thương mại thế giới. Định hướng của cải cách tài chính công là phải trên cơ sở phân
    biệt giữa cơ quan hành chính công quyền với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công,
    tiến hành nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ kinh phí mới, dần dần xóa bỏ chế
    độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế của cơ quan hành chính thay thế bằng tính
    toán kinh phí hoạt động trên cơ sở kết quả và chất lượng hoạt động.
    Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay để thực hiện tốt việc cải
    cách tài chính công là thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc sử dụng
    biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ
    tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị
    định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về chế độ tự
    chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
    chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đơn vị công lập hay còn
    gọi là cơ chế tự chủ tài chính (gọi tắt là cơ chế tự chủ hay chế độ tự chủ). Mục đích
    chính của chế độ tự chủ là phải thực sự trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
    đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn
    lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị
    để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước
    giải quyết thu nhập cho người lao động. Mặt khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu
    trách nhiệm nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn chủ trương xã hội hóa trong cung cấp
    dịch vụ cho xã hội; huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các vii
    hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Và cơ chế
    tự chủ tài chính đã thể hiện những được những mặt tích cực trong công cuộc cải
    cách nền tài chính công của Chính phủ.
    Các đơn vị hành chính cũng như đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện
    Bến Lức, tỉnh Long An cũng không nằm ngoài chủ trương và xu thế đó. Qua 6
    năm thực hiện chế độ tự chủ tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu
    tại huyện Bến Lức đã phát huy được những mặt tích cực so với cơ chế trước đây.
    Song song đó vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định. Đặc biệt, từ khi cơ
    chế tự chủ ra đời, Chính phủ vẫn chưa có một báo cáo tổng kết đánh giá kết quả
    thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP để có
    hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, Tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp
    hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên
    địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An” cho Luận văn Thạc sĩ của mình và thật sự
    đã phát hiện nhiều thú vị khi nghiên cứu, tìm hiểu sâu về đề tài này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    về việc sử dụng biên chế và tài chính, các nhân tố đánh giá hiệu quả thực hiện cơ
    chế tự chủ tài chính.
    - Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại
    các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh
    Long An, từ đó so sánh hiệu quả chế độ tự chủ của các đơn vị này với các đơn
    vị khác.
    - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế tự
    chủ tài chính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn
    huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong xu hướng tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Những lý luận cơ bản về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
    tài chính và các nhân tố đánh giá hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ.
    - Xu thế phát triển của chế độ tự chủ và thực trạng thực hiện cơ chế tự
    chủ tài chính tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn
    huyện Bến Lức, tỉnh Long An. viii
    - Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ tài
    chính trong xu hướng tới.
    4. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp
    công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An
    5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn:
    Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống
    hóa các vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ về sử dụng tài chính, khái quát xu thế phát
    triển của cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian sắp tới, đánh giá được những thuận
    lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần
    nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và làm tài liệu tham khảo cho
    công tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành.
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân tích-so sánh, tổng hợp
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
    Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và
    sự nghiệp công
    Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành
    chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn 2005-
    2008
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài
    chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh
    Long An
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...