Tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của Ngân hàng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam


    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và mở rộng hoạt động xuất


    khẩu, các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách và xây dựng các mô


    hình thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện của mình. Ngân hàng phát


    triển Việt Nam - VDB (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển - DAF) là một tổ


    chức tài chính Nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện Chính


    sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trong những năm


    qua Ngân hàng phát triển Việt nam đã đóng góp tích cực vào triển khai các dự


    án phát triển kinh tế thuộc các lĩnh vực thủy điện, cơ khí, đóng tàu, giao


    thông, chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng năng lực cho một số ngành hàng


    xuất khẩu đồng thời cũng khẳng định tín dụng đầu tư phát triển của Nhà


    nước là công cụ quan trọng của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành và triển


    khai các dự án lớn, các chương trình trọng điểm, góp phần chuyển dịch cơ


    cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Song nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đất


    nước rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại có hạn, nguồn vốn đầu tư t ngân


    sách còn rất hạn hẹp, lại bị co kéo bởi nhiều nhu cầu cấp bách nên có nhiều


    hạn chế trong việc bố trí và chuyển đổi cơ cấu đầu tư. Các Bộ, các địa


    phương chưa quan tâm đến việc tạo thêm các nguồn vốn khác để cải thiện


    cơ cấu đầu tư, còn trông chờ, ỷ lại nguồn vốn ngân sách Nhà nước .


    Mặc dù Ngân hàng phát triển đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc


    thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, nhưng thực tế cho thấy: Sự hỗ trợ


    của Nhà nước còn lớn, trong đầu tư có hiện tượng dàn trải; chất lượng tín


    dụng thấp và rủi ro cao.


    Sự phụ thuộc nhiều ngân sách Nhà nước cũng như chất lượng tín dụng


    kém, ngày càng sa sút của Ngân hàng phát triển Việt nam không hoàn toàn do


    tư tưởng trông chờ vào bao cấp, năng lực chuyên môn, trình độ quản lý mà


    còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách. Những bất cập trong cơ chế huy động 2


    vốn về tính kém hấp dẫn và thiếu linh hoạt của lãi suất huy động đã làm cho


    Ngân hàng phát triển gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ huy động


    vốn. Cơ chế cho vay cũng bộc lộ những tồn tại. Chẳng hạn, đối tượng được


    hưởng ưu đãi không ổn định, lúc thu hẹp, lúc mở rộng dàn trải, gây trở ngại


    trong việc hoạch định kế hoạch; điều kiện vay vốn, cơ chế bảo đảm tiền


    vay chưa phù hợp làm phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều gặp


    vướng mắc, hầu hết chỉ những doanh nghiệp Nhà nước mới có cơ hội tiếp


    cận nguồn vốn ưu đãi này. T nhừững hạn chế đó, chính sách đầu tư phát


    triển của Nhà nước đã không thể khai thác hết được những dự án đem lại


    hiệu quả cao.


    Vì vậy, việc phân tích những yếu tố trong cơ chế huy động vốn và cho


    vay, tác động đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển là hết sức cần


    thiết. Trong phạm vi nghiên cứu, bản thân mong muốn góp thêm lời giải cho


    vấn đề này nên lựa chọn đề tài “Tác động của cơ chế huy động vốn và cho


    vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam”


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    - Tìm ra những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng của cơ chế huy


    động vốn, đã gây ra không ít trở ngại trong hoạt động huy động vốn và làm


    hạn chế năng lực tài chính của Ngân hàng phát triển .


    - Phân tích những bất cập trong cơ chế cho vay cũng như thực tiễn của


    quá trình thực thi chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà


    nước, tìm ra những tồn tại và hạn chế dẫn đến tình trạng sa sút về chất


    lượng tín dụng của Ngân hàng phát triển.


    - Đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh công tác huy


    động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo nền tảng cho phát triển


    kinh tế để Ngân hàng phát triển Việt Nam thực sự là một công cụ hiệu quả


    của Chính phủ.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3


    * Đối tượng nghiên cứu


    - Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước,


    trọng tâm là chính sách huy động vốn và cho vay.


    - Tác động của cơ chế chính sách đến kết quả hoạt động huy động


    vốn và cho vay của Ngân hàng phát triển Việt nam.


    * Phạm vi nghiên cứu


    - Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay (bằng nguồn


    vốn trong nước) của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2003-2007


    thông qua tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay.


    - Chọn mẫu 60 doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng phát triển Việt


    Nam để khảo sát, lấy ý kiến về đánh giá quá trình thực thi chính sách tín


    dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thông qua Ngân hàng phát


    triển Việt Nam .


    4. Phương pháp nghiên cứu


    - Phương pháp thống kê, so sánh cùng với phân tích - tổng hợp. Trên cơ


    sở phân tích số liệu quá khứ t các thông tin, tài liừệu, báo cáo đã được công


    bố và định hướng phát triển của Ngành để đưa ra xu hướng vận động và phát


    triển của đối tượng nghiên cứu.


    - Phương pháp điều tra khảo sát để thu thập thông tin t các doanh


    nghiệp, có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3
    chương.


    - Chương 1: Tổng quan về cơ chế huy động vốn và cho vay
    - Chương 2: Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết
    quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2003 - 2007
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao
    hiệu quả huy động vốn và cho vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...