Luận Văn Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của Khu du lịch sinh thái Vĩnh Hưng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của Khu du lịch sinh thái Vĩnh Hưng



    1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
    Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đất nước ngày càng là điểm đến nổi tiếng của thế giới. Năm 2007 du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Trong báo cáo quý 2/2011 về ngành du lịch Việt Nam, BMI – tổ chức phân tích, đánh giá độ tín nhiệm và tủi ro của các thị trường trên toàn cầu cho rằng lượng khách du lịch đến Việt Nam trong năm 2010 tăng 40% so với năm trước, Việt Nam đã trở thành thị trường du lịch hoạt động tốt nhất trong khu vực. Doanh thu của ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng. Theo dự báo của tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số này tương ứng với năm 2020 là 11-12 triệu lượt khách quốc tế, 45- 48 triệu khách nội địa. Doanh thu du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
    Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hóa lớn của cả nước với rất nhiều nguồn tài nguyên phát triển du lịch. Trong những năm qua, Hà Nội đã diễn ra hàng loạt các sự kiện kinh tế văn hóa có quy mô lớn. Đặc biệt là năm 2010, Hà Nội diễn ra đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Vì vậy trong năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 – 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ đồng. Nhu cầu của khách tăng đồng nghĩa với việc yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng tăng và sự cạnh tranh để thu hút khách giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp có nhiều hình thức để cạnh tranh nhau. Vì vậy, chính sách sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công cho doanh nghiệp, nó được coi là xương sống của cả chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào.
     
Đang tải...