Thạc Sĩ Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcomb

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
    1.3 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
    1.3.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát triển, hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau. Để thuận lợi cho việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng phát triển, người ta thường dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản, dựa vào mục đích kinh doanh, dựa vào lĩnh vực hoạt động kinh; dựa vào qui mô kinh doanh để phân loại các doanh nghiệp.
    Theo luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo luật định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích các hoạt động kinh doanh”.
    Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự, hoạt động kinh tế theo chế độ hoạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế và chịu sự quản lý của Nhà nước bởi luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Nói một cách khác, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập và tổ chức sản xuất ra sản phẩm để kinh doanh hoặc kinh doanh dịch vụ. Nói chung, doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh không phân biệt quy mô doanh nghiệp hay là thuộc sở hữu thành phần kinh tế nào.
    Các tiêu thức quy định như thế nào là doanh nghiệp lớn, DNNVV tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước, từng khu vực trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Nhưng tiêu thức thường được sử dụng nhất là quy mô kinh doanh và phân doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, DNNVV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...