Thạc Sĩ Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNVV 1
    1.1- KHÁI NIỆM DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI : 1
    1.2- KHÁI NIỆM VỀ DNNVV Ở VIỆT NAM : . 4
    1.3- KINH NGHIỆM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở CÁC NƯỚC
    TRONG KHU VỰC : . 6
    1.3.1- Tình hình phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới : . 6
    1.3.1.1- Nhật Bản : .6
    1.3.1.2- Singapore : .7
    1.3.1.3- Đài Loan: .8
    1.3.1.4- Hàn Quốc: .9
    1.3.1.5- Trung quốc: .11
    1.3.1.6- Ấn Độ: .12
    1.3.2- Bài học kinh nghiệm từ phát triển các DNNVV : 14

    CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DNNVV VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.
    HCM . 15
    2.1- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ15
    2.1.1- Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố : . 15
    2.1.1.1- Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số còn
    đang hoạt động) : 15
    (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư) 17
    2.1.1.2- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã (số còn đang hoạt
    động) : .17
    2.1.2- Đóng góp của DNVVN đối với sự phát triển của kinh tế thành phố :17
    2.1.3- Những khó khăn, tồn tại của các DNVNV : . 20
    2.1.3.1ư Về vốn : 20
    2.1.3.2- Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất : .21
    2.1.3.3-Về vấn đề đất đai và mặt bằng sản xuất (đối với các doanh
    nghiệp sản xuất): 22
    2.1.3.4- Về khả năng cạnh tranh, trình độ của đội ngũ quản lý và lực
    lượng lao động: .22
    2.1.3.5- Nguồn thông tin : .23
    2.2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO CÁC
    DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : . 23
    2.2.1- Các chính sách chung của Trung Ương : 23
    2.2.1.1- Về ưu đãi đầu tư : 23
    2.2.1.2- Về tín dụng ưu đãi đầu tư : 28
    2.2.1.3- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu : .29
    2.2.1.4- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư : 31
    2
    2.2.2- Các chính sách của thành phố : 32
    2.2.2.1- Công tác quản lý hành chính nhà nước : .32
    2.2.2.2- Chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố : 33
    2.2.2.3- Chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thực hiện di
    dời: 35
    2.2.2.4- Các chương trình hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ : .38
    2.2.2.5- Chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin cho các DNVNV : 41
    2.2.2.6- Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực : 42
    2.2.2.7- Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư : .43
    2.2.2.8- Chương trình thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN
    trên địa bàn : .44
    2.3- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CHÍNH
    SÁCH HỖ TRỢ DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : 45
    2.3.1- Những thành tựu : . 45
    2.3.2- Những vấn đề còn tồn tại : . 47

    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 50
    3.1- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
    THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006-2010 . 50
    3.1.1- Quan điểm phát triển trong thời kỳ 2006 – 2010 50
    3.1.2- Các mục tiêu, phương hướng phát triển 2006 – 2010 51
    3.2- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNVNV CỦA THÀNH PHỐ
    GIAI ĐOẠN 2006-2010 : . 53
    3.2.1- Quan điểm phát triển DNVNV : 53
    3.2.2- Mục tiêu phát triển DNVNV trên địa bàn thành phố : . 54
    3.3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ
    TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : 56
    3.3.1- Nhóm các giải pháp và kiến nghị ngắn hạn : 56
    3.3.1.1- Các giải pháp đối với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ : 56
    3.3.1.2- Các giải pháp về các chính sách hỗ trợ của thành phố : 61
    3.3.2- Nhóm giải pháp chiến lược (dài hạn) : 65
    3.3.2.1- Giải pháp về môi trường pháp lý : 66
    3.3.2.2- Giải pháp về tín dụng : .68
    3.3.2.3- Giải pháp về các chính sách hỗ trợ khác : 70

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1 : Chi tiết về tiêu thức xác định DNNVV của một số nước trên thế
    giới 2
    Bảng 2.1 :Tình hình thành lập doanh nghiệp tại TP.HCM năm 1991-2004 . 16
    Bảng 2.2 : Phân loại DNNVV theo từng loại hình cụ the . 17
    Bảng 2.3 : Đóng góp của khu vực kinh tế trong nước đối với sự phát triển của
    thành phố . 19
    Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện chương trình cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu
    tư trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2000-2005 25
    Bảng 2.5 : Tình hình cho vay tín dụng ưu đãi qua các năm tại Quỹ Hỗ trợ
    phát triển - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh . 29
    Bảng 2.6 : Tình hình thực hiện cho vay vốn tín dung đầu tư của Nhà nước . 30
    Bảng 2.7 : Tình hình thực hiện chương trình Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư . 31
    Bảng 2.8 : Tình hình giao vốn ngân sách thành phố cho chương trình xúc tiến
    thương mại 43


    LỜI MỞ ĐẦU

    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Theo thống kê thì số lượng DNNVV chiếm đến 89,5% số lượng doanh
    nghiệp trên địa bàn thành phố (theo quy định về xếp loại DNNVV của Chính
    phủ). Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, các DNNVV không có được lợi thế về
    mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn; song về tổng thể, các DNNVV đóng
    vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển
    và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói
    giảm nghèo, tạo việc làm, . cho người lao động trong cả nước nói chung và tại
    thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
    Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản (nơi tập trung nhiều tập đoàn
    kinh tế lớn, nổi tiếng của thế giới), . Chính phủ các nước này cũng xác định rõ
    vai trò quan trọng, lâu dài của DNNVV trong nền kinh tế vì nó là bộ phận cấu
    thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể
    tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
    và mạng lưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV là
    trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết,
    tích tụ vốn để từng bước hình thành và phát triển doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên,
    đặc điểm chung của các DNNVV ở tất cả các nước, nhất là trong giai đoạn mới
    hình thành và phát triển, là còn thiếu năng lực về vốn, công nghệ và kỹ năng
    quản lý dẫn đến họ khó có khả năng cạnh tranh trong các thị trường mới phát
    triển. Chính vì vậy các nước đều xác định việc hỗ trợ DNNVV từ phía Chính phủ
    là chính sách lâu dài, chứ không phải là tạm thời.
    Việt Nam là nước đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
    đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh hiện có, trong đó việc phát triển
    các DNNVV đúng hướng sẽ góp phần đẩy nhanh việc thực hiện quá trình này.
    Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố năng động và
    phát triển nhất của Việt Nam, thì quá trình hội nhập càng phải được thực hiện
    nhanh chóng.
    Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển
    doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố” nhằm góp phần hỗ trợ
    DNNVV phát triển nhanh chóng theo định hướng phát triển của thành phố để
    đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    2- Đối tượng nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
    chịu ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ phát triển (DNNVV) trên địa bàn
    thành phố .
    3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
    Luận văn chỉ đi sâu phân tích tình hình thực hiện những chính sách hỗ trợ
    phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố; đánh giá những khó khăn, vướng
    mắc trong quá trình thực hiện; đưa ra những vấn đề còn thiếu sót, chưa hoàn
    thiện của các chính sách hỗ trợ hiện có. Từ đo,ù đưa ra các giải pháp, kiến nghị
    để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ DNNVV; định hướng thực hiện các chính
    sách hỗ trợ DNNVV cho phù hợp với các quy định của quốc tế khi Việt Nam gia
    nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    4- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn :
    - Nhận định những đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển nền kinh
    tế xã hội của thành phố.
    - Phân tích và đánh giá các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa
    bàn thành phố trong thời gian vừa qua.
    - Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh và định
    hướng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-
    2010.
    - Đề xuất các giải pháp chính sách đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNNVV
    trên địa bàn thành phố theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố
    Hồ Chí Minh.
    5- Phương pháp nghiên cứu của luận văn :
    Luận văn được thực hiện qua hai bước :
    - Bước 1 : Sử dụng các phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích,
    chuyên gia để phân tích các chính sách hỗ trợ của thành phố đối với các
    DNNVV
    - Bước 2 : Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ.


    6- Kết cấu của luận văn :
    Luận văn gồm 03 chương :
    Mở đầu
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về DNNVV.
    Chương 2 : Phân tích hiện trạng phát triển các DNNVV và các
    chính sách hỗ trợ hiện có cho các DNNVV trên địa bàn
    TP. HCM.
    Chương 3 : Giải pháp hỗ trợ phát triển các DNVVN trên địa bàn
    thành phố.
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...