Luận Văn Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mọi quốc gia,
    đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải
    quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề
    quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành
    thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiếp kịp khu vực và thế
    giới.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã đề
    ra nhiều chủ chương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực,
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
    thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện
    đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế,
    Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho
    người lao động, đời sống người lao động trong đó có tầng lớp thanh niên được cải thiện rõ
    rệt. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh tế và xã hội, đồng
    thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi mới. Thế giới việc làm tạo môi trường
    cho thanh niên để họ tham gia một cách chủ động vào xã hội, cống hiến tài năng và tầm nhìn
    cho tương lao, phát triển cam kết và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tính trung bình, tỷ lệ
    thất nghiệp ở thanh niên cao hơn từ hai đến ba lần so với nhóm dân số lớn tuổi hơn, nhất là
    thanh niên ở nông thôn, những vùng khó khăn.
    Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở khu vực ngoại thành Hà Nội, quá
    trình đô thị hoá đang diễn ra nhộn nhịp. Đó là một quy luật phát triển tất yếu, đem lại một
    cuộc sống văn minh, hiện đại hơn và một nền kinh tế phát triển hơn. Song, đằng sau những
    biến đổi tích cực đó còn những vấn đề xã hội khác đang cần quan tâm giải quyết. Điển
    hình hơn cả là vấn đề việc làm của thanh niên ngoại thành. Điều này được phát huy hiệu
    quả hay không phụ thuộc một phần vào chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa
    phương và các cơ quan chức năng.




    Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề
    giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố Hà Nội, đảm bảo kinh tế thành phố Hà Nội
    có thể tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh
    tế thế giới và khu vực. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn vấn đề
    “Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội” làm đề tài
    luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
    này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau:
    - Đề tài cấp nhà nước 70 A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở
    nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao động-
    Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 1994.
    - Đề tài cấp nhà nước KX-07-05-05: “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ
    cấi xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, do tiến sĩ
    Nguyễn Đình Tấn-Giám đốc Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh làm chủ nhiệm, 1995.
    - Đề tài “Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội”, luận án Tiến sĩ Kinh tế Trần Văn
    Tuấn, Hà Nội, 1995.
    - “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sĩ Nguyễn Quang
    Hiền, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995.
    - “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001-2010” của tiến sĩ Nguyễn Hữu
    Dũng, Tạp chí Lao động Xã hội, 2001.
    - Đề tài “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội”,
    luận án Tiến sĩ Kinh tế Đỗ Thị Xuân Phương, Hà Nội, 2005.
    - Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh
    Phúc”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2002 bảo vệ tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ
    Chí Minh.
    Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách
    tiếp cận khác nhau.
    Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập
    trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.




    Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý
    luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
    những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực
    tế ở địa bàn thành phố Hà Nội, tôi có thể rút ra và kiến nghị những giải pháp giải quyết
    việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn
    của vấn đề lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện nền kinh
    tế thị trường ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất
    những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
    - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao động, việc làm, giải
    quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành
    phố Hà Nội.
    - Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên
    trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về hỗ
    trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó tập trung vào những biện pháp hỗ trợ từ
    phía chính quyền thành phố.
    Quản lý và giải quyết việc làm cho người lao động có phạm vi rất rộng và phức tạp.
    Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
    thuộc 5 huyện ngoại thành Hà Nội (cũ) dưới góc độ quản lý nhà nước.
    Về thời gian luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm cho
    thanh niên trước ngày 01/8/2008.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luận của nhà nước, lý luận về
    thất nghiệp, việc làm trong kinh tế học hiện đại.




    Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừa tượng
    hoá là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên
    cứu khoa học xã hội, nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, phân pháp phân tích tổng
    hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp hệ thống, so sánh, thống kê .
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về lao động, việc làm,
    giải quyết việc làm cho thanh niên, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên
    ở thành phố Hà Nội, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt
    hơn việc làm cho thanh niên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của
    thành phố Hà Nội.
    Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu hoạch định
    chính sách và chỉ đạo thực tiễn của thành phố Hà Nội đối với vấn đề giải quyết việc làm
    cho thanh niên ngoại thành.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
    chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...