Thạc Sĩ Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
    và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự
    hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày
    tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
    giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
    -
    Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
    hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
    dẫn TS. Tạ Thị Thanh Huyền
    doanh - Đại học Thái Nguyên.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
    của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
    bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
    nghiên cứu này.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
    Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
    Tác giả luận văn
    Nguyễn Vạn Thắng


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Những đóng góp của luận văn 4
    5. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ ĐỔI
    MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA . 6
    1.1. Cơ sở lý luận về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
    1.1.1. Những vấn đề chung về công nghệ, đổi mới công nghệ . 6
    1.2.2. Nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV . 12
    1.1.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới
    công nghệ 20
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ đối
    với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
    1.2. Cơ sở thực tiễn về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
    nhỏ và vừa 23
    1.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và
    vừa của một số nước . 23
    1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và
    vừa của một số tỉnh của Việt Nam 28
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh
    nghiệp nhỏ và vừa cho tỉnh Phú Thọ 31
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 34
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin . 35
    2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 35
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 37
    37
    2.3.2. Các tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ
    cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Phú Thọ . 37
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG
    NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH PHÚ 40
    3.1. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú Thọ trong đổi mới
    công nghệ 40
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ . 40
    3.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú Thọ 44
    3.2. Thực trạng hỗ trợ đổi mới công
    nghệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ 46
    oanh nghiệp nhỏ và vừa
    trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 47
    3.2.2. Thực trạng hỗ trợ đổi mới công nghệ
    doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ . 48
    3.2.3. Thực trạng hỗ trợ trực tiếp cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa . 54
    3.2.4. Tạo mặt bằng sản xuất . 56
    3.2.5. Xúc tiến thương mại đầu tư . 58
    3.2.6. Hỗ trợ nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật . 61
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.7. Phát triển thị trường công nghệ . 64
    3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách đổi mới công nghệ của doanh
    nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ 65
    3.3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan 65
    3.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan 67
    3.4. Đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
    đổi mới công nghệ của tỉnh Phú Thọ 70
    3.4.1. Những kết quả đạt được 70
    ,
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú Thọ . 71
    Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CUỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
    NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở TỈNH PHÚ THỌ 76
    4.1. Quan điểm, định hướng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
    vừa trong đổi mới công nghệ của tỉnh Phú Thọ 76
    4.1.1. Quan điểm . 76
    4.1.2. Định hướng 77
    4.2. Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
    đổi mới công nghệ của tỉnh Phú Thọ 77
    4.2.1. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương
    trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ Đổi mới công nghệ 77
    4.2.2. Giải pháp kinh tế . 78
    4.2.3. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người làm chính
    sách và nhà quản trị doanh nghiệp 84
    4.2.4. Chính sách phát triển thị trường công nghệ 85
    4.3. Kiến nghị, đề xuất 88
    KẾT LUẬN 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    DN : Doanh nghiệp
    DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
    DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
    DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    KHCN : Khoa học công nghệ
    NSNN : Ngân sách nhà nước
    XDCB : Xây dựng cơ bản



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam . 10
    . 41
    Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 43
    . 44
    45
    Bảng 3.5: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các
    DNNVV ở tỉnh Phú Thọ so với trình độ chung của thế giới 47
    50
    51
    55
    Bảng 3.9: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Phú Thọ . 61
    Bảng 3.10: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ, 2011 -2014 67
    . 68

    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Phương trình công nghệ . 7







    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng, Nhà nước ta đặt mục tiêu “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công
    nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để
    phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất,
    chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường,
    bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại
    theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”.
    Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng
    khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với lực lượng
    sản xuất “khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước
    phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
    cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước”.
    Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của ngày 30/6/2009
    về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có các cơ chế, chính
    sách nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực: tài
    chính, tín dụng; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật;
    phát triển nguồn lực; mặt bằng sản xuất kinh doanh; xúc tiến mở rộng thị
    trường. Đặc biệt, ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
    định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình đổi mới công nghệ quốc
    gia đến năm 2020, trong đó mục tiêu của chương trình đến năm 2015 là số
    lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 10% và đến
    năm 2020 số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung
    bình 15%, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các bộ,
    ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội cũng như cộng đồng các nhà tài trợ quốc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    tế cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, dự án trợ giúp phát triển
    doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực tài chính, xúc tiến mở rộng thị
    trường, phát triển nguồn nhân lực. Điều đó chứng tỏ đổi mới công nghệ đang
    là vấn đề được thực tiễn quan tâm.
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm đến 97% trong tổng số
    các doanh nghiệp, nhưng do yếu về năng lực tài chính, trình độ từ người lao
    động đến cấp quản lý còn thấp nên sử dụng cộng nghệ còn lạc hậu, máy móc,
    thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, mang tính chắp vá, không đồng bộ. Chính
    vì vậy mà khả năng huy động kinh phí để tiến hành R&D gặp nhiều khó khăn
    hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế. Mặt khác, thị
    trường khoa học công nghệ ở Việt Nam đang còn trong tình trạng sơ khai mới
    phát triển. Nguồn cung công nghệ trong nước còn nghèo nàn, số lượng và
    chất lượng giao dịch công nghệ còn hạn chế, mạng lưới tổ chức dịch vụ mua
    bán, chuyển giao công nghệ chưa phát triển, môi trường pháp lý để thị trường
    công nghệ vận hành còn yếu kém. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp Việt Nam
    vẫn chưa chú trọng nhiều đến công nghệ. Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa
    học công nghệ tại doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 0,2 – 0,3% doanh thu,
    số doanh nghiệp có đầu tư thiết bị hiện đại chỉ chiếm 10%, mức trung bình
    chiếm 38% và lạc hậu chiếm đến 52%. Chính vì vậy, đổi mới công nghệ đang
    là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.
    Trong những năm gần đây các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ đã tăng lên đáng kể, hoạt động ngành nghề của các doanh
    nghiệp cũng phong phú hơn, đóng góp GDP cho tỉnh cũng tăng hơn, giải
    quyết được nhiều việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các
    doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động vẫn còn mang tính chất nhỏ
    lẻ, thiết bị máy móc còn lạc hậu, nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn chưa cập
    nhật được công nghệ tiên tiến dẫn đến năng suất sản phẩm thấp, chất lượng
    sản phẩm kém.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:"Giải pháp hỗ
    trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ"
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích thực trạng công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh
    nghiệp nhỏ và vừa, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
    trong thực hiện các chính sách, các hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
    các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Phú Thọ. Từ đó kiến nghị đưa ra những giải
    pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với
    điều kiện tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ đổi mới công nghệ
    cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    - Phân tích thực trạng tình hình thực hiện các chính sách, các hoạt
    động hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hoạt động hỗ trợ đổi mới
    công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Về đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp thực hiện các chính
    sách, các hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ
    cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ.
    3.2. Về phạm vi nghiên cứu
    - Giới hạn nội dung nghiên cứu: công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
    các doanh ngiệp nhỏ và vừa bao gồm các nội dung: chính sách hỗ trợ (chính
    sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV, chính sách thuế, chính sách thương mại,
    chính sách lao động và đào tạo lao động kỹ thuật cho các DNNVV, chính
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    sách đất đai và mặt bằng sản xuất), . Đề tài
    tập trung nghiên cứu nhóm chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
    doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phân tích thực trạng tình hình thực hiện các chính
    sách đổi mới công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
    nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ, từ đó đánh giá những hạn chế, bất cập của chính
    sách hỗ trợ đổi mới công nghệ tại tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp.
    - Giới hạn về thời gian: tài liệu, số liệu được thu thập nghiên cứu từ
    năm 2012 – 2014.
    - Giới hạn không gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ.
    4. Những đóng góp của luận văn
    Về ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý
    luận về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ
    và tăng
    động hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
    Phú Thọ. Qua đó tháo gỡ những tồn tại giúp doanh nghiệp nhỏ và
    vừa nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước hội nhập quốc
    tế thành công.
    Về ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng
    công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh Phú Thọ, kết quả nghiên cứu sẽ
    đánh giá được những thành công và hạn chế trong hoạt động hỗ trợ đổi mới
    công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất
    những giải pháp để các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp ngày một hoàn
    thiện hơn.
    Đề tài là cơ sở làm tài liệu tham khảo cho UBND tỉnh Phú Thọ, Sở
    khoa học và công nghệ, sở Kế hoạch và Đầu tư nói chung trong việc đề xuất
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    những giải pháp, những kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ các
    doanh nghiệp Nhỏ và Vừa trong đổi mới công nghệ tốt hơn.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu thành 4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
    doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh
    nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ.
    Chương 4: Giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi
    mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ.
     
Đang tải...