Thạc Sĩ Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1- Sự cần thiết của đề tài
    Từ khi thành lập đến nay, các khu công nghiệp và khu chế xuất (sau đây gọi chung
    là khu công nghiệp [18] – KCN) thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) đã đạt được những
    thành tựu nhất định, biến những vùng đất nông nghiệp nghèo, lạc hậu thành những khu
    sản xuất công nghiệp tập trung năng động, những khu đô thị mới sầm uất, đời sống cư dân
    ngày càng được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo ra hàng tỉ
    USD kim ngạch xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ
    đồng, đã góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) và
    sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
    Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN Tp. HCM đã bộc lộ nhiều hạn chế.
    Tính đến nay, Ban quản lý các KCN và KCX Tp. HCM (HEPZA) đang quản lý 3 KCX và
    13 KCN với tổng diện tích là 2.354 ha, hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ
    75-100% trên tổng diện tích đất cho thuê. Cho nên, quỹ đất sẵn sàng dành cho phát triển
    công nghiệp không còn nhiều. Đa số các dự án đầu tư có quy mô nhỏ; thâm dụng lao
    động; trình độ công nghệ thấp; hiệu quả sử dụng đất công nghiệp chưa cao; nguồn lao
    động giản đơn thiếu nghiêm trọng, phải tuyển lao động từ các tỉnh khác, tạo nhiều áp lực
    cho thành phố. Nhưng hiện nay, hầu hết ở các tỉnh đều thành lập các KCN và thu hút lao
    động tại địa phương đó, nên các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM không còn tuyển
    được nhiều lao động từ các tỉnh. Hơn nữa, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN không còn
    được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp đầu tư vào các
    dự án công nghệ cao). Từ đó cho thấy, các doanh nghiệp trong KCN đang phải đối mặt
    với rất nhiều khó khăn.
    Trước bối cảnh thế giới đang lâm vào tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị ở
    một số quốc gia và khu vực, sự biến đổi khí hậu của trái đất ngày càng nghiêm trọng do
    tác động của ô nhiễm môi trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
    không nhỏ. Lãi suất cho vay cao (có lúc hơn 25%/năm trong năm 2011) khiến cho doanh
    nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
    - 2 -
    doanh; lạm phát tăng cao (năm 2011 là 18,13%); giá vàng trong nước biến động mạnh và
    cao hơn cả thế giới; tiền đồng mất giá từ đó đã đẩy giá các yếu tố đầu vào tăng lên rất
    cao, làm cho các doanh nghiệp trong KCN gặp nhiều khó khăn, thậm chí có rất nhiều
    doanh nghiệp đã ngưng hoạt động và giải thể.
    Từ những đặc điểm tình hình nêu trên, cùng với thành phố đóng vai trò đầu tàu “đi
    trước một bước” hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020, việc nhà nước cần phải có chính sách hỗ
    trợ nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, đủ sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế để kích
    thích các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển là một nhu cầu cấp bách, mang
    tính thực tiễn to lớn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp
    trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến năm 2020” nghiên cứu cho
    Luận án Tiến sĩ.
    2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
    2.1- Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiếp cận trên phương diện khu công
    nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến đề tài
    Tại Việt Nam, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về khu chế xuất, khu
    công nghiệp nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về giải pháp hỗ trợ cho các doanh
    nghiệp trong các KCN Tp. HCM phát triển, cụ thể:
    - Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa của VS.TS. Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS. Trương Giang Long (Đồng chủ
    biên) (2004), nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề về sự hình thành và phát triển các
    KCN, KCX; phân tích thực trạng phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Nam; từ đó đưa ra
    những giải pháp phát triển các KCN, KCX.
    - Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong những điều
    kiện hiện nay của GS.TS. Võ Thanh Thu (Chủ nhiệm đề tài) (2005), đã tổng kết được
    thực tiễn phát triển và quản lý KCN giai đoạn 1991 – 2003; đánh giá các tác động của các
    KCN đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước; đánh giá mô hình hoạt động và tính hiệu
    quả hoạt động của các KCN. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất giải pháp phát triển bền vững
    KCN trong quá trình CNH-HĐH và tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    - 3 -
    - Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp. HCM
    đến năm 2010 – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quyết Chiến (2003); Phát triển các khu công
    nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010 – Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thanh Tú (2005), và
    Phát triển khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 – Luận án tiến sĩ của
    Huỳnh Thanh Nhã (2008), nội dung chủ yếu của các nghiên cứu này là tìm hiểu kinh
    nghiệm phát triển khu công nghiệp; thực trạng phát triển các KCN của tỉnh, thành phố,
    cũng như định hướng phát triển trong tương lai; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển
    KCN của tỉnh, thành phố.
    - Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tình hình tuyển dụng lao
    động giai đoạn 2010-2015 – Bài báo của Thanh Huyền đăng tại website Ban quản lý các
    Khu công nghiệp Vĩnh Phúc vào Thứ ba, 20-12-2011, nội dung chủ yếu của nghiên cứu này
    là phân tích thực trạng và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh
    Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp
    tuyển dụng được lao động đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng.
    - Chính sách cụm công nghiệp và phát triển khu vực trong giai đoạn toàn cầu hóacách
    tiếp cận phương Đông và phương Tây và sự khác biệt của chúng (Industrial cluster
    policies and regional development in the age of globalisation - Eastern and Western
    approaches and their differences) – Bài báo của MITSUI Itsutomo (Đại học Quốc gia
    Yokohama) (2003) đăng trên 30th ISBC in Singapore [http://www.asahi-net.or.jp/~MQ7IMTI/
    Regional03.pdf]. Bài viết đã nghiên cứu, so sánh sự phát triển của chính sách dựa trên
    ý tưởng của mô hình cụm công nghiệp với những ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế khu
    vực và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số khu vực ở Nhật, Châu Âu.
    2.2- Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiếp cận trên phương diện phát triển
    doanh nghiệp có liên quan đến đề tài
    - Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc
    doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thiện Phong (2007),
    nội dung nghiên cứu chủ yếu là phân tích thực trạng các loại hình doanh nghiệp nhỏ và
    vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thiện các chính sách tài
    chính, các chính sách có liên quan và kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
    - 4 -
    vừa ngoài quốc doanh trong vùng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
    doanh, phát triển một cách bền vững.
    - Giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da-giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
    đến năm 2015 – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Tân (2009), nội dung chủ yếu là tìm
    hiểu kinh nghiệm phát triển lĩnh vực da – giày của một số nước và địa phương có lĩnh vực
    da – giày nổi tiếng; đánh giá rõ thực trạng của các doanh nghiệp da – giày trên địa bàn
    tỉnh Đồng Nai; từ đó xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da – giày
    trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    - Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông
    sản khu vực phía Nam – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Phong (2010), nội dung chủ yếu
    làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh
    nghiệm các nước về phát triển nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong
    các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
    nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản.
    Từ kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học kể trên, nhận thấy rằng cho đến
    nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp và giải pháp
    hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển. Tuy nhiên, các công trình
    khoa học kể trên là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn,
    giúp tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
    Luận án sẽ làm rõ cơ sở khoa học về một số tiêu chí đánh giá sự phát triển của các
    doanh nghiệp trong KCN, thông qua đó phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp KCN
    Tp. HCM và các chính sách, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp KCN từ đó xây dựng một số
    giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển đến năm 2020.
    3- Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và tiêu chí đánh giá sự phát triển của các doanh
    nghiệp trong KCN.
    - Phân tích thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM và các
    chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
    - 5 -
    - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN
    Tp. HCM.
    - Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát
    triển đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu và tình hình hiện nay.
    4- Phương pháp nghiên cứu
    4.1- Dữ liệu nghiên cứu:
    Nguồn dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn đa dữ liệu
    - Dữ liệu thứ cấp: các thông tin được thu thập từ báo cáo của Ban quản lý HEPZA
    qua các năm (từ năm 2002 đến năm 2011), Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ
    sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và các thông tin từ các nghiên cứu có liên quan.
    - Dữ liệu sơ cấp: các thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát các
    doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
    4.2- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính
    và định lượng.
    - Phương pháp định tính:
    + Luận án sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những
    quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những quan điểm, chính sách
    của Nhà nước để hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận, xác định một số chỉ tiêu đánh
    giá phát triển doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
    + Phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp; thống kê, mô tả,
    tổng hợp, phân tích số liệu và so sánh nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua
    các năm (từ năm 2002 đến năm 2011) để nhận định, đánh giá và rút ra nguyên nhân ảnh
    hưởng đến phát triển doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM.
    - Phương pháp định lượng: điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát 163 doanh
    nghiệp (bảng câu hỏi được phát đến 200 doanh nghiệp, có 163 doanh nghiệp trả lời hợp
    lệ) trong các KCN Tp. HCM, dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu (phân tích nhân tố,
    phân tích Cronbach alpha, và phân tích hồi quy) để tìm những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
    đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
    - 6 -
    5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
    - Đối tượng nghiên cứu đề tài là sự phát triển và chính sách hỗ trợ phát triển các
    doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
    - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
    + Về không gian: nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trong
    KCN Tp. HCM.
    + Về thời gian: thời gian khảo sát và thu thập số liệu từ năm 2002 đến năm 2011.
    6- Điểm mới và đóng góp của luận án:
    - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các doanh
    nghiệp trong KCN Tp. HCM. Những yếu tố này có thể làm cơ sở nghiên cứu cho những
    đề tài có liên quan đến KCN, hay doanh nghiệp trong KCN nói chung.
    - Luận án đã đóng góp vào thực tiễn cho việc phát triển các doanh nghiệp trong
    KCN Tp. HCM thông qua đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
    KCN Tp. HCM phát triển đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu và tình hình hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...