Chuyên Đề Giải pháp hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Năm 1999, để đối phó với thời kỳ khó khăn trong nền kinh tế, một giải pháp tình thế đã được Argentina thực hiện đó là từ bỏ nội tệ đồng thời chấp nhận USD là tiền tệ chính thức. Năm 2000, đôla hóa chính thức nền kinh tế là phương sách cuối cùng đối với Ecuador sau mọi nỗ lực cải thiện nền kinh tế khi khủng hoảng tài chính xảy ra. Nhiều nhà kinh tế cho rằng tất cả các nước đang phát triển nên đôla hóa. Tuy nhiên trên thực tế không một quốc gia nào muốn sử dụng đồng tiền thứ hai thay thế hoàn toàn đồng tiền nước mình vì đối với họ việc từ bỏ đồng nội tệ, từ bỏ quyền điều hành chính sách tiền tệ của NHTW chính là sự xóa bỏ hoàn toàn chủ quyền về tiền tệ.
    Ngày nay việc chấp nhận ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp chính thức không còn phổ biến. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia đã dẫn tới sự xâm nhập mạnh mẽ của các ngoại tệ mạnh vào một số nền kinh tế từ đó dẫn tới hiện tượng đôla hóa không chính thức. Có thể nói, đôla hóa không chính thức là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển, các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay đôla hóa đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế, đồng thời cũng là mối lo ngại của các nhà lãnh đạo Đảng – Nhà nước. Do vậy việc đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đôla hóa hiện ở mức khá cao ở Việt Nam đang là một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra với các nhà hoạch định chính sách của Đảng, của Chính phủ, của NHTW. Chính vì những lý do trên, đề tài “Giải pháp hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam hiện nay” đã được lựa chọn. Đề tài được triển khai dựa trên việc nghiên cứu từ những vấn đề tổng quan về đôla hóa như: khái niệm, nguyên nhân, tác động cho tới những vấn đề đôla hóa cụ thể ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, NHTW, NHTM nhằm hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về đôla hóa.
    Chương 2: Thực trạng đôla hóa ở Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam hiện nay.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Đặng Ngọc Đức đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.


    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục bảng, biểu
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA 2

    1.1. Tổng quan về đôla hóa 2
    1.1.1. Khái niệm đôla hóa 2
    1.1.2. Phân loại đôla hóa 2
    1.2. Nguyên nhân dẫn đến đôla hóa 8
    1.3. Tác động của đôla hóa 11
    1.3.1. Tác động tích cực 12
    1.3.2. Tác động tiêu cực 13
    1.4. Các biện pháp hạn chế đôla hóa 16
    1.4.1. Biện pháp hành chính 16
    1.4.2. Biện pháp kinh tế 17
    1.5. Kinh nghiệm hạn chế đôla hóa của một số quốc gia trên thế giới 18
    1.5.1. Argentina 18
    1.5.2. Cuba 20
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM 22
    2.1. Khái quát nền kinh tế Việt Nam 22
    2.2. Mức độ và các biểu hiện đôla hóa ở Việt Nam 23
    2.2.1. Mức độ đôla hóa ở Việt Nam 23
    2.2.2. Biểu hiện đôla hóa ở Việt Nam 25
    2.3. Nguyên nhân dẫn tới đôla hóa ở Việt Nam 30
    2.4. Ảnh hưởng của đôla hóa tới nền kinh tế Việt Nam 39
    2.5. Thực trạng hạn chế đôla hóa ở Việt Nam 42
    2.5.1. Khái quát hoạt động của Vụ quản lý ngoại hối 43
    2.5.2. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam 44
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
    3.1. Định hướng về vấn đề hạn chế tình trạng đôla hóa 48
    3.2. Giải pháp 49
    3.2.1. Củng cố lòng tin của dân chúng vào VND 49
    3.2.2. Đối với các kênh ngoại tệ dẫn vào trong nước 55
    3.2.3. Xóa bỏ hoạt động nhận tiền gửi ngoại tệ và tín dụng
    ngoại tệ của các NHTM 58
    3.2.4. Về dự trữ ngoại hối 60
    3.2.5. Về thị trường tiền tệ 61
    3.2.6. Về môi trường pháp lý và công tác tuyên truyền giáo dục 62
    3.3. Một số kiến nghị 63
    KẾT LUẬN` 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...