Thạc Sĩ Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 10
    Chương 1: HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
    1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước. 1
    1.1.2. Thu, chi ngân sách nhà nước. 4
    1.1.3. Chức năng, vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 9
    1.1.4. Đặc điểm của ngân sách nhà nước. 14
    1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15
    1.2.1. Khái niệm và cách tính thâm hụt ngân sách nhà nước. 15
    1.2.2. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước. 23
    1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước. 26
    1.2.4. Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước. 31
    1.3. HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 35
    1.3.1. Quan niệm về hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước. 35
    1.3.2. Nội dung hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước. 37
    1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 52
    1.4.1. Kinh nghiệm một số nước. 52
    1.4.2. Bài học rút ra đối với Việt Nam 57
    Chương 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2012. 61
    2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2012. 61
    2.2. THỰC TRẠNG THU, CHI, HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2012 64
    2.2.1. Các mục tiêu chính sách tài chính - ngân sách giai đoạn 2006-2012. 64
    2.2.2. Thực trạng thu, chi và thâm hụt NSNN giai đoạn 2006-2012. 67
    2.2.3. Thực trạng hạn chế thâm hụt NSNN giai đoạn 2006-2012. 79
    2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 97
    2.3.1. Kết quả đạt được. 97
    2.3.2. Hạn chế. 101
    2.3.3. Nguyên nhân. 107
    Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 120
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 120
    3.1.1. Nhiệm vụ kinh tế, xã hội và định hướng chính sách tài chính – ngân sách đến năm 2020 120
    3.1.2. Quan điểm hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước. 127
    3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020. 129
    3.2.1. Nhóm các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN thông qua cải thiện thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển KT-XH, mở rộng cơ sở thu. 129
    3.2.2. Nhóm các giải pháp chi NSNN nhằm hạn chế thâm hụt NSNN 132
    3.2.3. Nhóm các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN trên cơ sở quản lý chặt chẽ cân đối ngân sách nhà nước và hoạt động vay nợ: 135
    3.2.4. Nhóm các giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN trên cơ sở tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách nhà nước 141
    3.2.5. Nhóm giải pháp kinh tế - tài chính nhằm hạn chế thâm hụt NSNN 148
    3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP. 158
    3.3.1. Điều kiện về mặt chính trị 158
    3.3.2. Luật pháp hóa các nội dung cải cách. 159
    3.3.3. Rà soát, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành. 159
    3.3.4. Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành. 159
    3.3.5. Xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 160
    3.3.6. Các công cụ phân tích vĩ mô và hệ thống thông tin dữ liệu. 160
    3.3.7. Nguồn nhân lực. 161
    3.3.8. Hiện đại hóa công nghệ thông tin. 161
    KẾT LUẬN 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là vấn đề được hầu hết các nước quan tâm kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, do việc theo đuổi
    các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong khi nguồn lực công có giới hạn
    đã làm tăng thâm hụt ngân sách, kéo theo tình trạng nợ công tăng cao, thu hẹp đáng kể khả năng điều hành chính sách tài khóa, đe dọa tính bền vững của NSNN.
    Khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự leo thang của nợ công, vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục cho thấy sự cần thiết phải hạn chế thâm hụt NSNN trong thời kỳ kinh tế thuận lợi, chủ động đối phó với thâm hụt NSNN bùng phát trong thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn.
    Thời gian gần đây, hàng loạt các sáng kiến, cải cách đã được thực hiện nhằm lành mạnh hóa NSNN, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách, hạn chế sự gia tăng của thâm hụt NSNN, điển hình là vấn đề phân cấp, vấn đề quản lý ngân sách theo đầu ra, khung chi tiêu trung hạn .
    Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thâm hụt, xử lý thâm hụt ngân sách và đổi mới NSNN là vấn đề luôn được đặt ra. Nhiều cải cách NSNN đã được thực hiện, điển hình như phân cấp ngân sách, cơ cấu lại NSNN, cải cách thuế và quản lý thuế, cơ cấu lại chi ngân sách, quản lý chi ngân sách , góp phần khai thác nguồn thu, tăng chi hợp lý, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế , đáp ứng tốt hơn các nhu cầu xã hội và tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu về thâm hụt ngân sách, xử lý thâm hụt ngân sách, cơ cấu lại NSNN, phân cấp thu - chi, cải cách hệ thống thuế, quản lý thuế, quản lý chi ngân sách, lập ngân sách theo đầu ra, khung chi tiêu trung hạn cũng đã được thực hiện, ở những góc độ nhất định, có đóng góp đáng kể đối với việc nâng cao hiệu qủa, hiệu lực ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách, củng cố nền tài chính quốc gia.
    Tuy nhiên, thâm hụt triền miên, kéo theo sự tăng tốc của nợ công thời gian gần đây, và đặc biệt vấn đề thâm hụt phá ngưỡng 5% GDP những năm hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với bất ổn vĩ mô, đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách đối với việc hạn chế thâm hụt NSNN, duy trì nợ công ở ngưỡng an toàn.
    Xuất phát từ tình hình đó, đề tài luận án: “Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” với mục đích phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và các năm tới có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về thâm hụt ngân sách, xử lý thâm hụt ngân sách, các tác động tích cực, tiêu cực của thâm hụt ngân sách. Cũng có rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề phân cấp và các tác động tới thu, chi, cân đối ngân sách; vấn đề lập ngân sách theo kết qủa đầu ra, các tác động tới hiệu qủa, hiệu lực chi ngân sách; khung chi tiêu trung hạn và việc tăng cường hiệu qủa, hiệu lực của quản lý NSNN, quản lý cân đối NSNN và hạn chế các tác động ngân sách có tính chu kỳ; vấn đề bền vững ngân sách Tất cả các nghiên cứu này hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp có liên quan tới vấn đề cân đối ngân sách, thâm hụt ngân sách, tác động của thâm hụt ngân sách và xử lý thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu toàn diện, đầy đủ nào tập trung vào vấn đề hạn chế thâm hụt ngân sách.
    Các nghiên cứu về thâm hụt NSNN, bền vững NSNN, cách xác định thâm hụt NSNN:
    Paul.A.Sammuelson “Tác phẩm kinh tế học”; PGS,TS.Lê Văn Ái “Đổi mới chính sách NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2010); TS.Vũ Đình Ánh “Nghiên cứu tính bền vững NSNN” (đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Khoa học Tài chính năm 2009); GS,TS.Vương Đình Huệ và PGS,TS.Lê Huy Trọng “Đánh giá tính bền vững của NSNN trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008); PGS.TS.Bùi Đường Nghiêu “Luận cứ xác định thâm hụt ngân sách nhà nước” (chuyên đề nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Khoa học Tài chính năm 2008); Hoàng Thị Minh Hảo “Đổi mới phương pháp tính thâm hụt NSNN” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Khoa học Tài chính năm 2001); F.S.Mishkin “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” (Nxb Khoa học và Kỹ thuật năm 1994); Lê Vinh Danh “Tiền và hoạt động ngân hàng” (Nxb Chính trị quốc gia năm 1997);
    Các nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc làm rõ quan niệm, khái niệm thâm hụt NSNN; Về phương pháp xác định các khoản thu chi cân đối ngân sách nhà nước có sự khác biệt lớn so với thông lệ quốc tế. Đó là việc tính cả các khoản trả nợ gốc và trả lãi tiền vay nhưng không bao gồm các khoản vay về cho vay lại vào chi cân đối ngân sách. Còn theo thông lệ quốc tế, chi NSNN để xác định thâm hụt chỉ bao gồm trả nợ lãi, không bao gồm trả nợ gốc. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt rất lớn giữa hai cách tính toán - cách tính của Việt Nam và cách tính của IMF. Cách tính của ta cho ra số thâm hụt lớn hơn cách tính quốc tế khoảng xấp xỉ 2 lần.
    Với việc đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề thâm hụt NSNN, cách xác định hâm hụt NSNN, các nghiên cứu này tiếp cận thâm hụt ở giai đoạn hậu của thu, chi, cân đối NSNN, coi các hoạt động thu, chi đã diễn ra và từ đó làm rõ khoảng cách thu chi, việc tính toán chênh lệch thu – chi NSNN. Các vấn đề nhằm chủ động hạn chế thâm hụt NSNN không được đặt ra.
    Các nghiên cứu về vấn đề cân bằng NSNN, xử lý thâm hụt NSNN:
    Nguyễn Thị Lan “Giải pháp tiến tới cân bằng NSNN” (luận án tiến sĩ năm 2006);
    Nghiên cứu giải pháp tiến tới cân bằng thu chi NSNN đặt mục tiêu cân đối thu – chi NSNN, nội dung nghiên cứu về cơ bản xoay quanh vấn đề cân đối thu NSNN với chi NSNN. Tiếp đó là phải tập trung xử lý thâm hụt NSNN hiện hành để hướng tới cân đối thu – chi NSNN, cụ thể là đã phân tích, tổng hợp vấn đề cân đối NSNN, vấn đề xử lý thâm hụt NSNN, các phương pháp xử lý thâm hụt ngân sách trên thế giới, chỉ ra những hạn chế về khả năng áp dụng ở Việt Nam là do Việt Nam chưa quản lý vay nợ một cách chặt chẽ, kể cả nợ thương mại và nợ tư nhân, sử dụng các khoản vay chưa hiệu quả, . Cần nhấn mạnh là, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài chính và tiền tệ, giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, thâm hụt NSNN và tỷ giá, thâm hụt NSNN và nợ, nợ tư nhân và nợ quốc gia, nợ thương mại và nợ NSNN, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các nội dung chủ động hạn chế thâm hụt NSNN trước khi để thâm hụt NSNN diễn ra chưa được đề cập nhiều.
    Các nghiên cứu về cải cách thuế, tăng nguồn thu bền vững: Đoàn Ngọc Xuân “Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2001); PGS,TS. Quách Đức Pháp “Cải cách hệ thống thuế ở Việt Nam” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2009) . Các nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá qúa trình cải cách thuế ở Việt Nam, các tác động tới nguồn thu; những cam kết gia nhập WTO và các tác động tới nguồn thu thuế Các nghiên cứu cải cách thuế, tăng thu bền vững chỉ là một vế của nghiên cứu hạn chế thâm hụt. Hạn chế thâm hụt NSNN còn phụ thuộc nhiều vào phía chi NSNN.
    Các nghiên cứu về đổi mới NSNN, cải cách chi NSNN, nâng cao hiệu qủa quản lý chi NSNN:
    GS,TS. Tào Hữu Phùng và GS,TS. Nguyễn Công Nghiệp “Đổi mới Ngân sách nhà nước” (Nxb Thống kê 1992); GS,TS. Võ Đình Hảo “Quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước” (Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học tài chính năm 1992). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vấn đề quản lý NSNN, các biện pháp tăng cường quản lý NSNN nhằm nâng cao hiệu qủa công tác thu- chi NSNN, qua đó có tác động trực tiếp, gián tiếp tới cân đối NSNN, thâm hụt NSNN. Do phạm vi và nội hàm rộng, nên vấn đề hạn chế NSNN chưa được tập trung làm rõ. Hơn nữa, các nghiên cứu này được thực hiện từ thập niên 90, khi chưa diễn ra các cải cách mạnh mẽ trong quản lý chi NSNN theo các định hướng kết quả. Môi trường kinh tế xã hội Việt Nam sau 20 năm cũng đã có những thay đổi lớn, cần phải cập nhật trong quản lý NSNN.
    Các nghiên cứu về bền vững NSNN: Vũ Cương “Khung lý thuyết về đánh giá tính bền vững ngân sách và bước đầu áp dụng cho Việt Nam” (trường Đại học Kinh tế Quốc dân); IMF “Government Finance Statistics Manual 2001” (IMF năm 2001); IMF “Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ 2001” (IMF năm 2001 - Bản dịch tham khảo của Dự án NSNNViệt Pháp); Các nghiên cứu này xoay quanh các chỉ số hoạt động NSNN bền vững, làm cơ sở đánh giá mức độ bền vững NSNN, từ đó có các điều chỉnh cả về chỉ tiêu đánh giá, về các cơ chế, chính sách để hướng tới bền vững NSNN. Đây là mục tiêu lâu dài của quản lý NSNN và vì vậy, các vấn đề trong ngắn và trung hạn là xử lý và hạn chế thâm hụt NSNN chưa được xem xét thỏa đáng trong nghiên cứu này.
    Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, khung chi tiêu trung hạn, minh bạch NSNN:
    TS. Nguyễn Thị Hải Hà 2008, Đề tài cấp Bộ “Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra”, (Bộ Tài chính; Viện Chiến lược Tài chính, 2012, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu), “Cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá tình hình thực hiện thí điểm khuôn khổ ngân sách trung hạn tại Việt Nam: Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện”, (Dự án Tăng cường năng lực quyết định và giám sát NSNN của các cơ quan dân cử, Hà nội). Đây là các nghiên cứu cập nhật các cải cách trong quản lý NSNN trong thời gian gần đây hướng tới các kết quả, cân đối nguồn lực với các ưu tiên kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả chi NSNN. Các nghiên cứu này tập trung vào xử lý các tồn tại trong quản lý NSNN truyền thống - Quản lý ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ưu tiên của quốc gia, dẫn tới lãng phí và sự phình to của NSNN. Ở những góc độ nhất định, việc nghiên cứu, ứng dụng các cải cách này vào quản lý NSNN sẽ có tác dụng hạn chế sự tăng tốc của chi NSNN. Tuy nhiên, cũng như các giải pháp chi, đây mới chỉ là một vế của vấn đề thâm hụt NSNN. Ngoài chi, thâm hụt NSNN còn phụ thuộc vào phía nguồn thu NSNN.
    Quản lý nợ công: TS.Vũ Đình Ánh “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2010); IMF “Government Fenance Statistics” (IMF, năm 1998); Kinh tế vĩ mô (Nxb Thống kê năm 1997). Các nghiên cứu này xoay quanh khái niệm về nợ công, vấn đề quản lý nợ công, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Theo đó, nợ công không chỉ bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ do Chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc giữ vốn chi phối. Tuy nhiên, để hạn chế sự chồng chéo trong thống kê (ví dụ: nợ doanh nghiệp nhà nước cũng là nợ Chính phủ bảo lãnh ) thì cần xây dựng và ban hành quy chế thống kê và thông tin về nợ công sao cho khoa học, chính xác và hợp lý. Điều này là hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước về nợ công cũng như hoạch định chính sách đối với nợ công.
    Liên quan tới chính sách nợ công, các nghiên cứu cũng đề xuất việc bổ sung các quy định về chính sách nợ công cũng như chiến lược nợ công. Về phân tích rõ chức năng quản lý nhà nước về nợ công với giám sát nợ công. Đối với hoạt động giám sát nợ công, cần quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền giám sát, nội dung và phương thức giám sát nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát diễn ra hiệu quả.
    Tóm lại, vấn đề thâm hụt NSNN, các vấn đề có liên quan tới thu ngân sách, chi ngân sách, cân đối ngân sách đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập trên nhiều quan điểm, theo nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau, tuy nhiên vấn đề hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước, với nghĩa là chủ động hạn chế mức độ thâm hụt từ cả phía thu, phía chi NSNN là vấn đề còn bỏ ngỏ. Đề tài luận án “Giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay” là công trình khoa học hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn hiện nay.
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    - Mục đích chung: Đề xuất giải pháp hạn chế thâm hụt NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn tới
    - Nhiệm vụ cụ thể:
    + Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế thâm hụt NSNN, từ khái niệm, nội hàm, kinh nghiệm các nước, làm cơ sở tham chiếu cho việc đánh giá thực trạng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp cho giai đọan tới.
    + Phân tích thực trạng công tác hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012, chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở thực tế cho việc đề xuất giải pháp.
    + Đề xuất hệ thống giải pháp cùng các điều kiện thực hiện nhằm hạn chế thâm hụt NSNN tới năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là hạn chế thâm hụt Ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước.
    + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm cho tới thời gian hiện nay; nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2006-2012 và giải pháp đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận thực tiễn và đề xuất giải pháp về hạn chế thâm hụt NSNN;
    Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh trong đánh giá thực trạng; tham chiếu thực tế với lý luận; tham chiếu thực trạng Việt Nam với kinh nghiệm các nước;
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác hạn chế thâm hụt NSNN ở Việt Nam, với những đóng góp sau:
    - Tổng hợp, làm rõ các vấn đề lý luận về hạn chế thâm hụt NSNN, đặc biệt luận án đã tổng hợp, phân tích nội hàm của vấn đề hạn chế thâm hụt NSNN và kinh nghiệm của một số nước. Đây là vấn đề được đề cập không ít, nhưng cho tới nay chưa có các đánh giá, tổng hợp một cách hệ thống, toàn diện, ở khía cạnh chủ động hạn chế thâm hụt diễn ra, thay vì để thâm hụt sau đó xử lý thâm hụt NSNN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hạn chế thâm hụt NSNN ở nước ta giai đoạn 2006-2012, bổ sung vào hàng loạt các nghiên cứu hiện có về NSNN Việt Nam, vấn đề thâm hụt NSNN và vấn đề xử lý thâm hụt NSNN;
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm củng cố công tác hạn chế thâm hụt NSNN ở Việt Nam tới năm 2020. Đây là một trong các nội dung cơ bản của quản lý ngân sách, hướng tới NSNN bền vững và phát triển bền vững nền kinh tế.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước: những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế
    Chương 2: Thực trạng hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2012
    Chương 3: Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước đến năm 2020


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tài liệu tiếng Việt
    1. Lê Văn Ái (2010), Đối mới NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.
    2. Vũ Đình Ánh (2009), Nghiên cứu tính bền vững của NSNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Khoa học tài chính, Hà nội.
    3. Vũ Đình Ánh (2010), Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Kinh tế tài chính, Hà nội.
    4. Bộ Tài Chính (2006 đến 2012), Báo cáo NSNN hàng năm, tài liệu công khai NSNN của Bộ tài chính, Trang online Bộ Tài chính.
    5. Bộ tài chính (2006), Đánh giá 2 năm thực hiện Luật NSNN 2002, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội.
    6. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo sơ kết việc thí điểm khung chi tiêu trung hạn của Bộ tài chính, Hà nội.
    7. Bộ tài Chính (2010), Cải cách nợ công tại Việt Nam, Báo cáo Hội thảo, Hà nội.
    8. Bộ Tài chính (2012), số liệu công khai thu NSNN, chi NSNN, cân đối NSNN, trang online của Bộ Tài chính.
    9. Bộ Tài chính (2012), Xu hướng cải cách thuế VAT và thuế TNDN của các nước và tác động, Tài liệu Hội thảo, Hà nội.
    10. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia
    11. Dự án tài chính công Việt – Pháp (2006), Tập tài liệu biên dịch về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, Dự án tài chính công Việt - Pháp, Hà nội.
    12. Dự án VIE/96/028 (2001), Hướng dẫn phát triển và thực hiện khuôn khổ chí tiêu trung hạn, Hà nội.
    13. Dự án Việt – Pháp FSP về tăng cường năng lực đào tạo quản lý tài chính công và thống kê kinh tế (2005), Tài chính công, Nxb Chính trị quốc gia
    14. F.S.Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
    15. Ts. Nguyễn thị Hải (Hà 2008), Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra- Luận cứ và định hướng áp dụng ở Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà nội.
    16. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2006), Phân cấp ngân sách theo Luật 2002 - thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương, Đề tài Viện KHTC, Hà nội.
    17. Ts. Nguyễn thị Hải Hà (2007), Vay nợ của chính quyền địa phương, Đề tài Bộ Bộ Tài chính, Hà nội.
    18. Trần Vũ Hải (2011), “Quản lý nợ công: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8,tr.37-40.
    19. Hoàng Thị Minh Hảo (2001), Đổi mới phương pháp tính bội chi NSNN, Đề tài nghiên cứu cấp Viện, Viện Khoa học tài chính, Hà nội.
    20. Vương Đình Huệ (9/3/2011), Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, trang www.daibieunhandan.vn
    21. Vương Đình Huệ, Lê Huy Trọng (2008), Đánh giá tính bền vững của NSNN trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà nội.
    22. TS. Bạch Minh Huyền (2002), Cải cách tài chính công – Kinh nghiệm quốc tế và việc vận dụng vào Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà nội.
    23. TS. Phạm Văn Khoan (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện tài chính, Hà nội.
    24. Nguyễn Thị Lan (2006), Giải pháp tiến tới cân bằng NSNN, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
    25. Ngân hàng Nhà nước (2006 đến 2011), Báo cáo thường niên, tài liệu công khai của NHNN, Trang online NHNN.
    26. Ngân hàng thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...