Đồ Án Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đối với thế giới Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển. Chúng ta còn thua xa các nước phát triển và ngay cả những nước lân cận trong khu vực Asean. Do đó, không ngừng đổi mới và phát triển là hành động cấp thiết để rút ngắn khoảng cách này.
    Năm 1986, thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu khởi động, chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, XK là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, trong đó hướng là mục tiêu tăng trưởng. Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, kim ngạch XK không ngừng gia tăng. Trong đó, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác TTQT cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Giữa người mua và người bán cần có những phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện cũng như an toàn cho cả hai bên. Có rất nhiều phương thức thanh toán phổ biến như: nhờ thu (collection), đổi chứng từ trả tiền (CAD), ghi sổ (open account), tín dụng chứng từ
    Trong đó, TDCT là phương thức được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của bên thứ ba là NH. Bản thân phương thức thanh toán TDCT tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ. Trong điều kiện đó các NH và các doanh nghiệp XNK đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng TDCT, có trường hợp bị thiệt hại lên đến hàng triệu đôla. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác TTQT, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán TDCT là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi NH và cả doanh nghiệp.
    Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ” cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phương thức thanh toán TDCT trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các ưu nhược điểm và nguyên nhân gây ra rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng.

    MỤC LỤC​ ​

    LỜI MỞ ĐẦU
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
    TÍN DỤNG CHỨNG TỪ . 1
    1.1. Thanh toán quốc tế . 1
    1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế . 1
    1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế . 1
    1.2. Giới thiệu về phương thức thanh toán TDCT . 3
    1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán TDCT . 3
    1.2.2. Các bên có liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong ngoại thương 3
    1.2.3. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức TDCT 5
    1.2.4. Quy trình, nghiệp vụ thanh toán TDCT 7
    1.2.5. Nội dung của thư tín dụng 8
    1.2.6. Phân loại L/C 10
    1.3. Định nghĩa rủi ro và phân loại rủi ro 13
    1.3.1. Khái niệm rủi ro . 13
    1.3.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế 14
    1.3.2.1. Rủi ro quốc gia 15
    1.3.2.2. Rủi ro về quản lý hối đoái 15
    1.3.2.3. Rủi ro đối tác 15
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 16
    2.1. Rủi ro đối với góc độ NH . 16
    2.1.1. NH phát hành L/C . 16
    2.1.2. NH thông báo . 17
    2.1.3. NH xác nhận . 17

    2.1.4. NH được chỉ định 17

    2.2. Rủi ro đối với góc độ doanh nghiệp . 18
    2.2.1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu 18
    2.2.2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu . 21
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
    HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 24
    3.1. Những giải pháp tầm vĩ mô 24
    3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT, trước hết là
    phương thức thanh toán TDCT 24
    3.1.2.Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên NH, tạo điều kiện cho
    thị trường hối đoái Việt Nam ngày càng phát triển . 25
    3.1.3. Các NHTM khi tham gia vào thanh toán TDCT phải ban hành, bổ sung,
    hoàn chỉnh quy trình cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng . 25
    3.2. Những giải pháp tầm vi mô 26
    3.2.1. Dưới góc độ NH 26
    3.2.1.1. Hiện đại hóa công nghệ NH . 26
    3.2.1.2. Chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT 26
    3.2.1.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên 27
    3.2.1.4. Những giải pháp về hoạt động nghiệp vụ . 27
    3.2.1.5. Giải pháp về mặt kiểm tra - kiểm soát . 29
    3.2.2. Dưới góc độ doanh nghiệp 30
    3.3. Khuyến nghị đối với các ngành có liên quan 30
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...