Luận Văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 1
    Chương 1: Lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro 4
    1. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .6
    1.1. Khái niệm .6
    1.2. Các bên liên quan .7
    1.3. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ
    . .8
    1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 9
    1.4.1. Giai đoạn mở L/C (opening phase) 10
    1.4.2. Giai đoạn thực hiện L/C (utilisation phase) 11
    1.5. Phân loại L/C .13
    1.5.1. Phân loại theo nghĩa vụ và trách nhiệm: 13
    1.5.2. Phân loại theo thời hạn thanh toán .13
    1.5.3. Phân loại theo phương thức sử dụng 14
    2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ .19
    2.1. Khái niệm rủi ro 19
    2.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 20
    2.2.1. Rủi ro tín dụng 20
    2.2.2. Rủi ro quốc gia 20
    2.2.3. Rủi ro về nhà nhập khẩu 20
    2.2.4. Rủi ro về nhà xuất khẩu .21
    2.2.5. Rủi ro về ngân hàng .21
    2.2.6. Rủi ro khác 21
    Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín
    dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 21
    1. Tình hình thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 22
    1.1. Sự phát triển của ngành ngân hàng .22
    1.2. Tình hình thanh toán xuất khẩu .23
    1.2.1. Một số thành tựu .25
    1.2.2. Những mặt còn hạn chế 26
    2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ
    tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 26
    2.1. Thông báo L/C, xác nhận L/C .26
    2.2. Tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền 27
    2.3. Chiết khấu chứng từ 29
    2.3.1.Chiết khấu miễn truy đòi: 29
    2.3.2. Chiết khấu truy đòi .29
    3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng
    chứng từ 30
    3.1. Rủi ro trong quá trình thông báo L/C 31
    3.2. Rủi ro trong quá trình thanh toán L/C .32
    3.2.1. Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C .32
    3.2.2. Rủi ro về ngân hàng mở .36
    3.2.3. Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý 37
    3.2.4. Rủi ro người mua 40
    3.3. Rủi ro trong việc xác nhận L/C .41
    3.4. Rủi ro trong việc chiết khấu chứng từ .42
    4. Nguyên nhân gây nên rủi ro cho NHTM Việt Nam trong phương thức tín dụng
    chứng từ 43
    4.1. Do chính bản thân các NHTM Việt Nam 44
    4.2. Do các đoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam .44
    4.3. Do môi trường kinh tế chính trị .45
    Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức
    tín dụng chứng từ 46
    1. Những giải pháp đối với bản thân các ngân hàng .47
    1.1. Mở rộng quan hệ đại lý .47
    1.2. Mở rộng quan hệ khách hàng, hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ 47
    1.3.Nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ làm việc của nhân viên 50
    1.4. Đổi mới công nghệ và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ .51
    1.5. Bán và chuyển rủi ro .55
    1.6. Các biện pháp kinh doanh ngoại tệ để hạn chế rủi ro tỷ giá 55
    1.7. Phát triển công tác thu thập, lưu trữ, phân tích thông tin và dự báo, phòng
    ngừa rủi ro 56
    2. Những kiến nghị đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước để phát triển xuất
    nhập khẩu và phát triển thanh toán qua ngân hàng .58
    2.1. Kiến nghị đối với nhà nước .58
    2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .59
    Kết luận
    .61
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đối với thế giới, Việt Nam là một nước đang trong trong quá trình phát
    triển. Chúng ta còn thua xa các nước phát triển và ngay cả những nước lân cận
    trong khu vực Asean. Do đó, không ngừng đổi mới và phát triển là hành động
    cấp thiết để rút ngắn khoảng cách này.
    Năm 1986, thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu khởi động, chuyển đổi từ
    nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong chiến lược phát
    triển kinh tế của quốc gia, xuất nhập khẩu là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu,
    trong đó hướng xuất khẩu là mục tiêu của tăng trưởng. Từ khi đổi mới đến nay,
    kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia
    tăng.
    Xuất khẩu gia tăng kéo theo doanh số thanh toán xuất khẩu tại các ngân
    hàng thương mại gia tăng. Các ngân hàng không chỉ giúp cho các doanh nghiệp
    xuất khẩu hoàn tất khâu thanh toán của hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi
    mà còn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn cũng như hạn chế
    rủi ro trong kinh doanh.
    Giữa hai bên mua bán cần có những phương thức thanh toán phù hợp, thuận
    tiện cũng như an toàn cho cả hai bên. Có rất nhiều phương thức thanh toán phổ
    biến như: nhờ thu (collection), đổi chứng từ trả tiền (CAD), ghi sổ (open-
    account), tín dụng chứng từ, Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng
    từ là phương thức được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của
    một bên thứ ba là ngân hàng.
    Phương thức thanh toán này đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu nhưng đối
    với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nó vẫn còn tương đối mới vì
    trong thời kỳ bao cấp thì nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu được nhà nước
    giao cho một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Ngoại Thương. Vì vậy, không ít
    rủi ro đã phát sinh do sự thiếu am hiểu tường tận về thông lệ quốc tế của các
    ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Hơn nữa, khi càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì các ngân hàng
    thương mại Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước
    ngoài dày dạn kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và dịch vụ đa dạng.
    Do đó, để giảm thiểu những rủi ro cũng như để nâng cao năng lực cạnh
    tranh, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất khẩu thì các ngân hàng thuơng mại cần
    xác định được những rủi ro có thể gặp và đề ra những giải pháp thích hợp để xử
    lý những rủi ro này. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi
    ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân
    hàng thương mại Việt Nam
    ” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
    Thứ nhất, điều tra về thực trạng dịch vụ thanh toán xuất khẩu tại các ngân
    hàng thương mại Việt Nam, những mặt đạt được và những hạn chế.
    Thứ hai, xác định được những rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo
    phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Thứ ba, trên cơ sở xác định và phân tích những rủi ro để tìm ra những giải
    pháp hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
    mại Việt Nam.

    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nhằm xoáy vào nghiên cứu dịch vụ
    thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng
    thương mại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương pháp
    duy vật biện chứng để luận giải các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, các phương
    pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng:
    Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn:
    ¾ Dùng dữ liệu nội bộ ngành ngân hàng từ nguồn báo cáo, chứng từ
    của Ngân hàng nhà nuớc, một số ngân hàng thương mại Việt Nam và một số tài
    liệu hội thảo của các ngân hàng nước ngoài.
    ¾ Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập từ tài liệu nghiệp vụ của phòng
    thương mại quốc tế (ICC), các nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông,
    thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội.
    Phương pháp tổng hợp:
    Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi
    nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro
    Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức
    tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương
    thức tín dụng chứng từ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...