Luận Văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: RỦI RO VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

    CƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

    CƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

    DEMO CHƯƠNG III​
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ACB ĐẾN NĂM 2015

    Dựa trên kết quả đạt được qua 15 năm hoạt động, ACB đã đề ra định hướng phát triển từ năm 2008 đến năm 2015.
    Tốc độ tăng trưởng của ACB hiện nay nhanh gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành, ACB sẽ duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về quy mô so với các NHTM nhà nước. ACB từ năm 2008 tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro.
    Trước thách thức của năm 2008 và những năm tiếp theo, ACB nổ lực biến thách thức thành cơ hội. Đó là theo dõi và dự đoán các diễn biến của thị trường tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Đó là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài, khi các NHTM nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa và các ngân hàng nước ngoài còn bị giới hạn nhất định về phạm vi kinh doanh, chưa đủ mạng lưới chi nhánh cũng như nhân lực.
    Trên cơ sở tham khảo các mô hình quản trị của các ngân hàng, tập đoàn lớn trên thế giới, thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, và mô hình quản trị hiện nay của mình, ACB từ năm 2008 sẽ chuyển đổi mô hình quản trị từ hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu sang hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách các lĩnh vực khác nhau của hoạt động ngân hàng và có thành viên độc lập. ACB luôn hướng tới quản trị, điều hành theo tập quán thực hành tốt nhất. Hội đồng quản trị ACB còn bao gồm thành viên ban điều hành để tạo mối nối giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong quá trình quản trị và điều hành. Đó là quá trình tách biệt giữa chủ sở hữu, công tác quản trị, và công tác điều hành nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói riêng và của các bên liên quan nói chung.
    Tầm nhìn 2015 của ACB là phấn đấu trở thành một trong ba tập đoàn tài chính-ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vào năm 2010-2011, Tập đoàn ACB dự kiến có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản vào khoảng 315 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 7 ngàn tỷ đồng.
    Tầm nhìn đó đòi hỏi ACB thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển, có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, có giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược và chương trình hành động cũng như kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình tăng trưởng và lựa chọn thời điểm thích hợp trong quá trình thực thi.
    Như vậy, định hướng phát triển của ACB từ năm 2008 đến năm 2015 tập trung vào những vấn đề chính, đó là tăng trưởng đi đôi với kiểm soát rủi ro, xây dựng mô hình quản trị hiện đại, điều chỉnh chiến lược phù hợp với diễn biến thị trường, xây dựng đội ngũ nhân viên đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ACB. Trên cơ sở đó, ACB hướng đến là một trong ba tập đoàn tài chính-ngân hàng hàng đầu Việt Nam cho đến năm 2015.

    3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TDCT CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ĐẾN NĂM 2015
    Song song với định hướng phát triển chung, ACB cũng đã đề ra định hướng phát triển dịch vụ TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng từ năm 2008 đến năm 2015. Từ năm 2008 đến năm 2015 sẽ chia làm 2 giai đoạn phát triển:
    - Giai đoạn 1 từ năm 2008 đến năm 2011: ACB sẽ thành lập Trung tâm thanh toán bao gồm bộ phận thanh toán, bộ phận xử lý điện liên hệ với nước ngoài và bộ phận quan hệ quốc tế. Khi Trung tâm TTQT hình thành, các chứng từ TTQT hiện đang được xử lý tại các chi nhánh sẽ được từng bước chuyển về xử lý tại Trung tâm thanh toán; tách bộ phận TTQT tại các chi nhánh thành hai bộ phận là bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận xử lý chứng từ.
    Trung tâm thanh toán được hình thành dựa trên Phòng TTQT Hội sở, phòng này có nhiệm vụ nhận điện, xử lý điện (bước cuối cùng) và chuyển điện ra nước ngoài thông qua bộ phận Swift, tư vấn nghiệp vụ khi các chi nhánh có nhu cầu, liên hệ với ngân hàng nước ngoài và ngân hàng đại lý. Bước đầu, Trung tâm thanh toán vẫn thực hiện chức năng của Phòng TTQT Hội sở và ở chi nhánh bộ phận TTQT sẽ được tách thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là bộ phận tiếp xúc và nhận chứng từ từ khách hàng, bộ phận này tương lai sẽ tiếp xúc, nhận toàn bộ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp (gồm có nhu cầu về tín dụng, tài khoản và TTQT). Bộ phận thứ hai là bộ phận chuyên xử lý nghiệp vụ TTQT, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và lưu hồ sơ.
    - Giai đoạn hai từ năm 2012 đến năm 2015: chuyển tất cả các bộ phận nghiệp vụ TTQT tại các chi nhánh về Trung tâm thanh toán. Tại các chi nhánh chỉ còn lại bộ phận tiếp xúc khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ sơ bộ, sao chụp chứng từ đưa vào mạng nội bộ và gửi về Trung tâm thanh toán để xử lý. Ở giai đoạn một, chứng từ giữa các chi nhánh và Trung tâm thanh toán vẫn liên lạc bằng fax và chi nhánh chỉ fax những chứng từ ở bước cuối cùng vì đã có bộ phận xử lý nghiệp vụ tại chi nhánh. Ở giai đoạn hai, toàn bộ chứng từ được chuyển về Trung tâm thanh toán để xử lý. Sẽ sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại để lưu dữ liệu các chứng từ để các chi nhánh và Trung tâm thanh toán có thể truy xuất bất kỳ lúc nào. Như vậy, hồ sơ gốc nhận từ khách hàng và ngân hàng nước ngoài chỉ được lưu tại chi nhánh và được nhập vào dữ liệu điện tử để có thể truy xuất trên toàn hệ thống. Hệ thống lưu trữ dữ liệu này giúp giảm áp lực lưu giấy tờ tại Trung tâm thanh toán. Sau khi Trung tâm thanh toán đã đi vào hoạt động ổn định, sẽ tiến tới thành lập các Trung tâm TTQT khu vực để giảm áp lực cho Trung tâm thanh toán về khối lượng công việc và về nhân sự.
    Việc thành lập Trung tâm thanh toán sẽ tạo điều kiện để các chi nhánh có thể tập trung vào việc chăm sóc và phát triển khách hàng, nâng cao hiệu quả về mặt số lượng và chất lượng khách hàng, doanh số, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, Trung tâm thanh toán giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ TTQT chuyên nghiệp, hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, thực hiện phương châm an toàn – hiệu quả – nhanh chóng. Trong tương lai xa hơn nữa, ACB sẽ tiến tới không những phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp mà còn phục vụ khách hàng là các ngân hàng qua việc thực hiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ TTQT cho các ngân hàng khác.



    PLEASE PURCHASE TO CONTINUE " class="mceSmilieSprite mceSmilie1" alt=":)" title="Smile :)">[/B]​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...