LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là một hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế đều có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro luôn là căn bệnh hiếm có của nền kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất hiện những tiềm tàng rủi ro đối với nó. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong nền kinh tế thị trường cần có một cách nhìn mới hơn. Do đó, em chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn”, làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Sầm Sơn. Với số liệu từ năm 2009 đến 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo gồm 2 phần: Phần 1: Tổng quan về ngân hàng công thương Sầm Sơn Phần 2: Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn