Chuyên Đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đãđóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.
    Đặc biệt trong năm 2006 vừa qua với một loạt sự kiện quan trọng như: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các Ngân hàng thương mại, sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập đó, các Ngân hàng thương mại nước ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới.
    Hội nhập đồng nghĩa với việc Nhà nước ta phải xoá bỏ chính sách bảo hộ các Ngân hàng trong nước và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các Ngân hàng nước ngoài theo lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO. Từ ngày 01/04/2007, nước ta sẽ cho phép các Ngân hàng nước ngoài thành lập Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các Ngân hàng nước ngoài có quyền bình đẳng với các Ngân hàng Việt Nam trong quá trình huy động vốn và các hoạt động Ngân hàng khác. Do đó, các Ngân hàng nước ta sẽ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế.
    Tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn là một lĩnh vực có vai tròđặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, và cũng là lĩnh vực mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bất kỳ một sự tác động nào ảnh hưởng đến tính khả thi và tính sinh lời của dựán đều có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng, nhẹ thì cũng làm giảm tính cạnh tranh của các Ngân hàng, nặng thì sẽ gây tổn thất cho người gửi tiền và cho toàn bộ nền kinh tế do bản chất hoạt động của Ngân hàng làđi vay để cho vay.
    Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có nhiều cố gắng vàđãđạt được những thành tựu nhất định như dư nợ tín dụng tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm Song đểđứng vững trong môi trường cạnh tranh và bắt kịp với xu hướng đổi mới của thời đại, thì Ngân hàng Ngoại Thương cần nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn. Xuất phát từ bối cảnh đất nước và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Khoá luận sẽ hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng trung dài hạn để khẳng định rằng rủi ro tín dụng là một tất yếu song có thể hạn chếđến mức thấp nhất đểđảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lợi của Ngân hàng.
    Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, khoá luận sẽ rút ra các vấn đề còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Phạm vi vàđối tượng nghiên cứu
    Do rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và phức tạp, trong phạm vi khoá luận này, em xin chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hình thức cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, phạm vi nghiên cứu là các dựán được thực hiện tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Sử dụng các số liệu thực tếđể luận chứng thông qua các phương pháp so sánh, thống kê, đồ thị
    5. Kết cấu của đề tài
    Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
    Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam



    MỤCLỤC

    LỜINÓIĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀRỦIROTÍNDỤNGTRUNGDÀIHẠNCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 4

    1.1. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.1. Khái niệm tín dụng trung dài hạn 4
    1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn 5
    1.1.3. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế 6
    1.2. Rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 9
    1.2.1. Bản chất rủi ro tín dụng trung dài hạn 9
    1.2.2. Các chỉ tiêu của rủi ro tín dụng 10
    1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung dài hạn 13
    1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung dài hạn 14
    1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 17
    1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. 18
    1.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng 18
    1.3.3. Thực hiện một cách khoa học vàđồng bộ quy trình cho vay: 20
    1.3.4. Tham gia bảo hiểm tín dụng 20
    1.3.5. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng 21
    1.3.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng 21
    1.3.7. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng 22
    1.3.8. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh 23
    1.3.9. Xử lý nợ có hiệu quả 26
    CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNGRỦIROTÍNDỤNGTRUNGDÀIHẠNTẠI NGÂNHÀNGNGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 29
    2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua 29
    2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 29
    2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 30
    2.1.3. Kết quả kinh doanh 36
    2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN 37
    2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn 37
    2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT VN 41
    2.3. Những thành tựu mà NHNT đãđạt được trong thời gian qua 48
    2.3.1. Những biện pháp mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua 48
    2.3.2. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tại NHNT VN 51
    CHƯƠNG 3:MỘTSỐGIẢIPHÁPVÀKIẾNNGHỊNHẰMNGĂNNGỪAVÀHẠNCHẾRỦIROTÍNDỤNGTRUNGDÀITẠI NGÂNHÀNGNGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 58
    3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT Việt Nam trong thời gian tới 58
    3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 58
    3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN 60
    3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn 60
    3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng 61
    3.2.2. Tăng cường vốn tự có 63
    3.2.3. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng 64
    3.2.4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 65
    3.2.5. Thẩm định tốt trước khi cho vay 65
    3.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 69
    3.2.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống 71
    3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 72
    3.2.9. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 73
    3.2.10. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng 74
    3.3. Một số kiến nghị 75
    3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 75
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
    KẾT LUẬN 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...