Luận Văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam chi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1

    1. Tính cấp thiết của đề tài1
    2. Mục đích nghiên cứu2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2
    4. Phương pháp nghiên cứu2
    PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 3
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
    1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại3
    1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại3
    1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại3
    1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính. 3
    1.1.2.2 Chức năng “sản xuất”. 4
    1.1.2.3 Chức năng “tạo tiền”. 4
    1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại4
    1.1.3.1 Huy động vốn. 4
    1.1.3.2 Tín dụng và đầu tư. 5
    1.1.3.3 Các hoạt động khác. 5
    1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại6
    1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng. 6
    1.2.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng. 7
    1.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng. 7
    1.2.4 Nguyên tắc tín dụng Ngân hàng. 8
    1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại9
    1.3.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng. 9
    1.3.1.1 Rủi ro. 9
    1.3.1.2 Rủi ro tín dụng. 9
    1.3.2 Các hình thức rủi ro tín dụng Ngân hàng. 10
    1.3.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Ngân hàng. 11
    1.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng. 11
    1.3.3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 12
    1.3.3.3 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. 13
    1.3.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng NH14
    1.3.4.1 Đối với bản thân NH14
    1.3.4.2 Đối với nền kinh tế. 14
    1.3.4.3 Đối với khách hàng. 15
    1.3.5 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. 15
    1.3.6 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Ngân hàng. 16
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG17
    CHI NHÁNH HUẾ17

    2.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế. 17
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh. 17
    2.1.2 Chức năng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế. 18
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế. 18
    2.1.4 Chính sách tín dụng của Vietcombank Huế. 22
    2.1.4.1 Quan điểm tổng quát của Vietcombank về rủi ro tín dụng. 22
    2.1.4.2 Quy trình tín dụng căn bản tại Vietcombank Huế. 22
    2.1.5 Tình hình lao động của Vietcombak Huế. 25
    2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế. 26
    2.2 Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương chi nhánh Huế. 28
    2.2.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Huế. 28
    2.2.1.1 Tình hình huy động vốn. 28
    2.2.1.2 Tình hình cho vay. 30
    2.2.1.3 Tình hình thu nợ. 34
    2.2.1.4 Tình hình dư nợ. 35
    2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế. 37
    2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn. 37
    2.2.2.2 Tình hình nợ xấu (Nợ nhóm 3-5). 40
    2.2.3 Đánh giá về thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế. 43
    2.2.3.1 Thành công. 43
    2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 44
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ46
    3.1 Định hướng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế. 46
    3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế. 47
    3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể và phù hợp với từng thời kỳ. 47
    3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng. 47
    3.2.1.2 Thực hiện tốt chiến lược khách hàng. 48
    3.2.2 Đa dạng hóa kết hợp chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng.48
    3.2.2.1 Đa dạng hóa kết hợp chuyên môn hóa. 48
    3.2.2.2 Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế đảm bảo tín dụng. 49
    3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. 50
    3.2.3.1 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin. 50
    3.2.3.2 Dự đoán và cảnh báo rủi ro bằng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu. 51
    3.2.4 Hoàn thiện một số bước trong quy trình nghiệp vụ tín dụng.51
    3.2.4.1 Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng51
    3.2.4.2 Thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng. 52
    3.2.5 Quản trị rủi ro. 52
    3.2.5.1 Sử dụng các biện pháp phân tán rủi ro. 52
    3.2.5.2 Tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng. 54
    3.2.5.3 Nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và quy chế đảm bảo tiền vay theo quy định của NHNN54
    3.2.6 Ngăn ngừa các khoản vay khó đòi và tổn thất tín dụng. 54
    3.2.7 Xử lý nợ khó đòi54
    3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 55
    3.2.9 Chú trọng xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đề bạt hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 55
    PHẦN 3: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. 57
    1. Kết luận57
    2. Kiến nghị57
    2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam57
    2.2 Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. 58


    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, khó có thể hình dung được nền kinh tế thị trường lại thiếu vắng các tổ chức tài chính làm trung gian cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn. Trong số các tổ chức trung gian tài chính, hệ thống các Ngân hàng thương mại chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản cũng như về thành phần các nghiệp vụ.
    Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, môi trường kinh tế cạnh tranh đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng thương mại đã được tách rời với tư cách là đơn vị kinh doanh tiền tệ mà mục tiêu chủ yếu của nó là tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đồng thời, rủi ro vẫn luôn là căn bệnh bẩm sinh vốn có của nền kinh tế thị trường. Gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao, cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, Ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro tiềm tàng và có thể bị mất vốn. Hơn nữa, hoạt động Ngân hàng luôn phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Đáng chú ý là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng rủi ro đối với các ngân hàng là con số cộng khả năng rủi ro đối với các doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Bởi vì trong điều kiện cơ chế thị trường, nguồn vốn cho vay NH để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh – dịch vụ của các doanh nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ. Rủi ro là khó tránh khỏi nên làm thế nào để giảm thiểu và hạn chế rủi ro đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo mức sinh lời cao cho các Ngân hàng luôn là một bài toán khiến cho các nhà quản trị Ngân hàng phải trăn trở.
    Trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại thì hoạt động tín dụng thời gian qua tăng trưởng nóng, nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trong khi nguồn vốn các NH chủ yếu là ngắn hạn. Tín dụng tập trung nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc hoạt động không hiệu quả. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng tín dụng cho khu vực kinh tế nhà nước thời gian qua tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tín dụng đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NH. Chiếm tới 60-70% tài sản có của các NHTM là phần tài sản sinh lời từ hoạt động cho vay, có nơi tỷ lệ này lên tới gần 90%. Tuy nhiên đây cũng chính là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Ở nước ta vấn đề rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại đã được đề cập từ mấy năm nay nhưng chủ yếu mới trên phương diện lý thuyết, cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng.
    Nhận thức được mối nguy hiểm cũng như các hậu quả không lường trước do các rủi ro tín dụng gây ra, cùng với những kiến thức và bài học thu được trong đợt thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng những rủi ro phổ biến trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này tập trung nghiên cứu đối tượng là rủi ro trong hoạt động tín dụng trong phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại đơn vị.
    - Phương pháp thống kê: thống kế số liệu trên cơ sở những số liệu thô mà ngân hàng cung cấp
    - Phương pháp phân tích kinh doanh: phân tích những xu hướng biến động tình hình tín dụng, tìm ra các mối liên hệ và tổng hợp đưa ra kết luận.
    - Phương pháp tham khảo tài liệu:hệ thống lại các kiến thức, tìm hiểu các khái niệm, pháp luật có liên quan được sử dụng trong quá trình phân tích hoạt động tín dụng của NHTM. Và một số phương pháp kinh tế khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...