MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Nội dung về tín dụng ngân hàng 3 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 3 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 3 1.1.3. Vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân 4 1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng 5 1.2. Khái quát về rủi ro và rủi ro tín dụng 6 1.2.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng 6 1.2.2. Đặc điểm về rủi ro tín dụng 7 1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng 8 1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 9 1.2.4.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 9 1.2.4.2. Nợ có vấn đề (Có khả năng trở thành nợ quá hạn) 9 1.2.4.3. Tình hình tài chính và phương án của người vay( các yếu tố của người vay), môi trường hoạt động của người vay 9 1.2.4.4. Bảo đảm tiền vay 10 1.2.4.5. Một só ngân hàng sử dụng phương pháp chấm điểm( xếp hạng tín nhiệm) để phản ánh rủi ro tín dụng 10 1.2.4.6. Tính đa dạng hóa trong tài sản của ngân hàng 10 1.2.5. Tác động của rủi ro tín dụng 10 1.2.5.1. Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận. 10 1.2.5.2. Rủi ro tín dụng tác động tới hoạt động của ngân hàng 11 1.2.6. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 12 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan 12 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan 13 1.2.7. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 19 1.2.7.1. Hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi. 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN KỲ SƠN – HÒA BÌNH (2008 – 2011) 21 2.1. Khái quát chung về quá trình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Kỳ Sơn 21 2.2. Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Kỳ Sơn 22 2.2.1. Hoạt động huy động vốn 22 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 25 2.2.2.1. Phân loại dư nợ theo ngành kinh tế 26 2.2.2.2. Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế 27 2.2.2.3. Phân loại dư nợ theo kỳ hạn 28 2.3. Thực trạng về tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Kỳ sơn 29 2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn 29 2.3.1.1. Kết quả đạt được 29 2.3.1.2 Những tồn tại 30 2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn 30 2.3.1.1. Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 32 2.3.1.2. Nợ quá hạn phân theo tài sản đảm bảo 33 2.3.1.3. Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi 34 2.3.4. Đánh giá về các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn 37 2.3.4.1. Kết quả đạt được 37 2.3.4.2. Hạn chế 38 2.3.4.3. Nguyên nhân hạn chế 39 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ SƠN 42 3.1. Phương hướng mục tiêu phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn 42 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn 43 3.2.2. Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay 44 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng 45 3.2.4. Coi trọng nhưng không quá ỷ lại vào tài sản đảm bảo 46 3.2.4. Xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ có vấn đề và thu hồi nợ. 47 3.2.5. Định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định mới 48 3.3. Những kiến nghị 48 3.3.1. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình 48 3.3.2. Đối với NHNN 48 3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 49 KẾT LUẬN 50 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính mở ra nhiều cơ hội cho các tổ chức tín dụng trong nước, tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng Việt Nam tận dụng những thế mạnh về công nghệ ngân hàng mới, kinh nghiệm và quản lý phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, kỹ năng quản trị rủi ro cũng như kỹ năng quản lý ngân hàng từ phía các ngân hàng quốc tế. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng làm cho các ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn do hiệu ứng cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài. Cạnh tranh công bằng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống ngân hàng, như phân bổ nguồn lực tài chính có hiệu quả, sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế, ngược lại cũng mang tới nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng vẫn còn non yếu, như rủi ro bị thôn tính, phá sản ngân hàng do bị thua lỗ và mất thị phần. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt các TCTD trong nước và thị trường tài chính Việt Nam trước những rủi ro ngoại sinh lớn, chẳng hạn như tác động làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô (lãi suất, tỷ giá, ), khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Thực tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng lớn mạnh, có kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian gần đây do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, đặc biệt do sự biến động không ngừng của thị trường thị trường khu vực và trên thế giới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Kỳ Sơn nói riêng cũng đang đối mặt với những khó khăn về rủi ro tín dụng. Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Kỳ Sơn, trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy ở trường và qua nghiên cứu tài liệu, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, với mong muốn phân tích các nguyên nhân của rủi ro tín dụng để góp phần đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng và đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình nhằm cùng tìm ra lởi giải đáp khoa học, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Kỳ Sơn” Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Sơn Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Kỳ Sơn