Luận Văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh Bình Phước

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI._
    1.1.Tín dụng trong nền kinh tế thị trường ;
    1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ;
    Kết luận chương 1._
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC._
    2.1.Đặc điểm, vị trí của tỉnh Bình Phước trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân;
    2.2.Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM tỉnh Bình Phước;
    Kết luận chương II ._
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC ._
    3.1. Định hướng phát triển NHTM Bình Phước gắn liền với sự phát triển kinh tế địa phương và cả nước;
    3.2.Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô;
    3.3.Những giải pháp ở cấp độ vi mô ;
    Kết luận chương III._
    PHẦN KẾT LUẬN ._
    PHỤ LỤC ._
    TÀI LỆU THAM KHẢO


    CHƯƠNG I
    TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 – Tín dụng trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1 - Bản chất của tín dụng
    Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau song đều có các tính chất quan trọng sau:
    - Tín dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của chúng.
    - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả
    - Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
    Bản chất của tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế.
    1.1.2 – Các hình thức tín dụng chủ yếu trong nền KTTT
    Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, nhưng tiêu biểu là các hình thức tín dụng sau:
    1.1.2.1 - Tín dụng thương mại
    Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá của nhau. Tín dụng
    2
    thương mại ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác và giữ vai trò là cơ sở để các hình thức tín dụng khác ra đời.
    Tín dụng thương mại ra đời dựa trên nền tảng khách quan đó là quá trình luân chuyển vốn và chu kỳ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tổ chức kinh tế không có sự phù hợp và ăn khớp lẫn nhau, không những giữa các tổ chức kinh tế khác ngành mà còn trong cùng một ngành. Sự không ăn khớp này dẫn đến hiện tượng trong cùng một thời điểm, một số doanh nghiệp đã sản xuất ra một lượng hàng hoá cần bán, nhưng chưa cần phải thu tiền ngay, trong khi một số doanh nghiệp khác lại cần mua những sản phẩm, hàng hoá ấy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng lại chưa có tiền. Hiện tượng này có thể được giải quyết nếu các doanh nghiệp tiến hành mua bán chịu hàng hoá cho nhau, đó chính là tín dụng thương mại.
    Như vậy TDTM có lợi đối với cả hai phía, và có lợi đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế , bởi vậy TDTM đã tồn tại, phát triển từ xa xưa và hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường vẫn còn phát huy tác dụng.
    - Đặc điểm của tín dụng thương mại:
    + TDTM là tín dụng giữa những người SXKD:
    Tuy là hình thức tín dụng phát triển rộng rãi nhưng không phải là một hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của nó dựa trên sự tín nhiệm cũng như mối quan hệ về cung cấp hàng hoá, dịch vụ giữa những người SXKD với nhau.
    + Đối tượng của TDTM là hàng hoá chứ không phải là tiền tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...