Báo Cáo Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, trong xu thế quốc thế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song khi thương mại quốc tế càng phát triển th́ mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong buôn bán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng.
    Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp (các bên tham gia hoạt động khác nhau ở nhiều lĩnh nh­: chế độ chính trị, kinh tế, xă hội .) nên thường gặp phải nhiều khó khăn. Do đó, trong quá tŕnh thanh toán có thể gặp không Ưt rủi ro. Với những ưu điểm vượt trội của ḿnh phương thức tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt thanh toán quốc tế. Và thực tế hiện nay cho thấy, phương thức thanh toán TDCT là phương thức TTQT được sử dụng nhiều hơn cả, chiếm tới hơn 70% số thương vụ mua bán quốc tế. Tuy nhiên, quá tŕnh thực hiện nghiệp vụ TTQT bằng phương thức này cũng vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro cho các bên tham gia, đặc biệt là đối với ngân hàng. V́ vậy, đây lại là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong số các phương thức thanh toán quốc tế nên để hiểu và sử dụng tốt phương thức này là việc không đơn giản.
    Tại NHNo & PTNT Việt Nam, kể từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ TTQT, phương thức thanh toán TDCT đă luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn, khoảng trên dưới 50% doanh số. Mặc dù đă có nhiều cố gắng, song ngân hàng vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ hoạt động này. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo được hiệu quả và an toàn trong thanh toán, đồng thời nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, th́ việc t́m ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là việc làm hết sức cần thiết. Chính v́ vậy, em đă chọn “Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của ḿnh.
    Dưới sự hướng dẫn nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Hồng Hải, sự giúp đỡ nhiệt t́nh của các anh chị cán bộ pḥng TTQT SGD NHNo & PTNT Việt Nam, cùng với việc tham khảo thêm các tài liệu, sách báo và những cố gắng của bản thân, em hi vọng chuyên đề sẽ đạt được những kết quả nhất định, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại các NHTM nói chung và tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng.
    Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ.
    Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam.
    Do những hạn chế về lí luận & thực tiễn nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ư của các thầy giáo, cô giáo & các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn !













    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

    1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TR̉ CỦA THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán dùa trên cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. Tuy nhiên, để tránh mọi sự hiểu lầm và thống nhất trong cách hiểu cũng như cách giải thích th́ pḥng thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce, viết tắt là ICC) đă ban hành “Quy tắc thống nhất và thực hành về thanh toán tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practise for Documentary Credits, viết tắt là UCP), Ên bản số 500, theo đó thanh toán tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng - ngân hàng mở thư tín dụng hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người xin mở) hoặc nhân danh chính ḿnh:
    1- Phải tiến hành trả tiền cho người chứ ba (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận thanh toán các hối phiếu do người hưởng lợi kư phát hoặc
    2- Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán nh­ thế hoặc chấp nhận trả tiền các hối phiếu nh­ thế hoặc
    3- Uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu chi chứng từ qui định được xuất tŕnh với điều kiện là các điều khoản của thư tín dụng đă mở được thực hiện đúng.
    Qua định nghĩa cho thấy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hé, chi hé mà c̣n:
    + Là người đại diện cho nhà NK thanh toán tiền hàng cho nhà XK, đảm bảo cho nhà XK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung ứng.
    + Là người đảm bảo cho nhà NK nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền ḿnh bỏ ra.
    Rơ ràng là, nhà NK có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽ không trả tiền trước khi nhà XK giao hàng, bởi v́ điều này đ̣i hỏi nhà XK phải xuất tŕnh bộ chứng từ gửi hàng. Trong khi đó, nhà XK tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng nếu trao cho ngân hàng phát hành L/C bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp theo những quy định trong L/C. Đây chính là yếu tố khiến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng răi trong TTQT. Râ rµng lµ, nhµ NK că c¬ së ®Ó tin ch¾c r»ng, ng©n hµng sÏ kh«ng tr¶ tỉn tr­íc khi nhµ XK giao hµng, bëi v× ®ỉu nµy ®ßi hái nhµ XK ph¶i xuÊt tr×nh bé chøng tơ göi hµng. Trong khi ®ă, nhµ XK tin ch¾c r»ng sÏ nhËn ®­îc tỉn hµng nƠu trao cho ng©n hµng ph¸t hµnh L/C bé chøng tơ ®Çy ®ñ vµ phï hîp theo nhưng quy ®̃nh trong L/C. §©y chƯnh lµ yƠu tè khiƠn ph­¬ng thøc thanh to¸n tƯn dông chøng tơ ®­îc sö dông réng r·i trong TTQT.
    1.1.2. Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từ
    Trong quá tŕnh thanh toán theo phương thức TDCT bao gồm các bên tham gia chính:
    - Người yêu cầu mở thư tín dụng (The Applicant for the credit) - thường là người mua, người nhập khẩu: là người viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng, gửi tới NH phục vụ ḿnh để mở thư tín dụng cho người bán hưởng lợi.
    - NH phát hành (The Issuing Bank or Opening Bank) - c̣n gọi là NH mở thư tín dụng: là NH đại diện (phục vụ) người nhập khẩu - hay NH của người mua, sẽ phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu dùa trên yêu cầu mở thư tín dụng. NH này sẽ tự ḿnh hoặc uỷ quyền cho mét NH khác, chi nhánh hoặc đại lư của ḿnh ở nước ngoài thực hiện trả tiền khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện & điều khoản của thư tín dông.
    - Người hưởng lợi thư tín dông (The Beneficiary): là người xuất khẩu, hay người bán (trong hợp đồng thương mại) hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. Sau khi giao hàng, người hưởng lợi sẽ gửi bộ chứng từ tới NH đ̣i tiền & được quyền hưởng giá trị thư tín dụng khi xuất tŕnh bộ chứng từ hoàn hảo.
    - NH thông báo (The Advising Bank): NH thông báo thư tín dụng có thể là NH chi nhánh hoặc NH đại lư cho NH mở thư tín dụng; là NH ở tại nước người hưởng lợi, nhận điện hoặc thư tín dụng của NH phát hành & thông báo thư tín dụng gốc này cho người hưởng lợi (người bán) với trách nhiệm xác minh tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng.
    Ngoài 4 chủ thể trên, trong thực tế vận dụng phương thức TDCT, tuỳ theo điều kiện cụ thể, c̣n có thể xuất hiện một số NH khác tham gia quá tŕnh thanh toán như:
    - NH xác nhận (The Comfirming Bank): trong trường hợp người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NH phát hành, họ yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một NH khác, lúc này sẽ có sự tham gia của NH xác nhận - là NH xác nhận trách nhiệm của ḿnh sẽ cùng NH mở thư tín dụng đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu, trong trường hợp NH mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán. NH xác nhận thường là một NH lớn, có uy tín lớn trên thị trường tín dông & tài chính quốc tế, có khả năng thanh toán cao hơn nhiều so với NH phát hành
    Tuy nhiên, thực tế việc yêu cầu xác nhận thư tín dụng chỉ là để khẳng định thêm trách nhiệm của NH mở được thực hiện bởi chi nhánh của NH phát hành thư tín dụng đặt tại nước người bán. V́ vậy, NH xác nhận có thể chính là NH thông báo hoặc một NH khác, do người xuất khẩu yêu cầu & được chỉ định trong thư tín dụng.
    - NH được chỉ định (The Nominated Bank): là NH được chỉ định trong thư tín dụng, cho phép NH đó thực hiện việc thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với quy định của TDCT
    Tuỳ theo nhiệm vụ được chỉ định mà tên gọi của NH này sẽ có thể là:
    · NH chỉ định thanh toán ( The Nominated Paying Bank )
    · NH chỉ định chiết khấu ( The Nominated Negotiating Bank )
    · NH chỉ định chấp nhận ( The Nominated Acceting Bank )
    - NH bồi hoàn/ hoàn trả (The Reimbursing Bank): là NH được NH phát hành hoặc NH xác nhận uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị thư tín dụng cho NH được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Thông thường, NH này chỉ tham gia giao dịch trong trường hợp giữa NH phát hành & NH được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
    - NH chuyển nhượng (The Tranfering Bank): Nếu thư tín dụng cho phép được chuyển nhượng, NH này sẽ đứng ra chuyển nhượng thư tín dụng tới người hưởng lợi thứ hai theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên.
    Nh­ vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các thành phần tham gia có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù có những bên tham gia nhiều, Ưt th́ trong phương thức TDCT cũng không thể thiếu được một yếu tố là Thư tín dông - xương sống cho việc xác lập c̣ng nh­ thực hiện việc thanh toán theo phương thức này.
    1.1.3. Vai tṛ.
    TDCT chính là một cam kết của NH sẽ trả tiền cho người bán nếu họ xuất tŕnh cho NH bộ chứng từ chứng tỏ rằng họ đă giao hàng theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Theo đó người bán sẽ được đảm bảo thanh toán cho dù người mua không thể trả tiền, c̣n người mua được đảm bảo không bị đ̣i tiền cho tới khi có đủ chứng từ về việc giao hàng, đồng thời được NH kiểm tra chứng từ trước khi phải trả tiền. Bởi vậy, chữ “Tín dụng” ở đây không chỉ là khoản tiền cho vay theo nghĩa thông thường mà c̣n là sự bảo lănh cho khách hàng bằng uy tín của NH. Cụ thể: khi NH cho người mua vay một phần hoặc toàn bộ giá trị thư tín dụng tức là đă thực hiện một khoản tín dụng thực sự nhưng khi NH yêu cầu nhà nhập khẩu phải kư quỹ 100% giá trị của thư tín dụng th́ NH không tài trợ cho nhà nhập khẩu một khoản tài chính nào mà chỉ cho họ vay uy tín của ḿnh mà thôi
    1.1.4. Cơ sở pháp lư điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ.
    Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform customs and Practice for Documentary Credits – UCPDC – gọi tắt là UCP). Văn bản UCP do Pḥng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành
    UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia (hơn 165 quốc gia) công nhận. UCP cũng phân định rất rơ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào giao dịch Tín dụng chứng từ. Chỉ có UCP bản gốc bằng tiếng Anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lư, giải quyết các tranh chấp, phát sinh giữa các bên liên quan thanh toán Tín dụng chứng từ, các bản dịch sang tiếng nước khác chỉ có giá trị tham khảo. UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
    Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các ngân hàng thương mại được phép hoạt động nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, khi tiến hành các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đều có cam kết tuân thủ thực hiện văn bản UCP hiện hành là UCP 500, có hiệu lực từ 1/1/1994. Nhưng đến 1/7/2007 UCP 600 chính thức được áp dụng tại Việt Nam.
    1.2. QUY TR̀NH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
    1.2.1. Thư tín dụng (Letter of Credit _ viết tắt là L/C)
    1.2.1.1. Khái niệm
    Thư tín dụng là một bức thư do mét NH lập trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó NH này cam kết trả một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định cho người xuất khẩu, với điều kiện người này xuất tŕnh bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản & điều kiện đă quy định trong thư tín dụng.
    L/C được lập ra trên cơ sở hợp đồng thương mại cũng như các loại hợp đồng khác. Tuy nhiên, khi L/C đă được mở ra th́ nó hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đó. Bởi lẽ khi thanh toán các NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không cần biết đến nội dung của hợp đồng mua bán cũng như không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua - người bán hay mối quan hệ giữa NH với người mua mà chỉ căn cứ vào nội dung của L/C để trả tiền. NH sẽ trả tiền cho người bán nếu các chứng từ đó phù hợp trên bề mặt với các điều kiện & điều khoản của L/C.
    Thông thường, L/C được bên nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng gửi đi, đồng thời đảm bảo thời gian phù hợp cho bên nhập khẩu tránh bị đọng vốn đối với khoản kư quỹ (một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C)
    1.2.1.2. Nội dung chủ yếu của thư tín dông
    * Sè hiệu:
    Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng, ư nghĩa của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Có thư tín dụng ghi ngay đầu ḍng bên phải của nó câu: "Please quote credit No . on all correspondance" "Đề nghị ghi tín dụng số .trên các thư từ giao dịch".
    Số hiệu của thư tín dụng c̣n được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.
    * Địa điểm mở L/C:
    Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ư nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.
    * Ngày mở L/C:
    Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đă qui định trong hợp đồng không.
    * Loại thư tín dụng:
    Trong đơn đề nghị mở thư tín dụng người NK phải nêu rơ loại thư tín dụng cần mở. V́ mỗi loại thư tín dụng đều có những khác biệt về nội dung, tính chất quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
    * Tên, địa chỉ của những thành phần liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    * Sè tiền của thư tín dụng (Amounts):
    Số tiền của thư tín dụng phải được ghi rơ bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Số tiền trên thư tín dụng được thể hiện theo đúng kư hiệu tiêng tệ quốc tế, không sử dụng kư hiệu tiền tệ quốc gia.
    * Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng:
    Thời hạn hiệu lực của L/C: Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất tŕnh bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những qui định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu lực L/C (expiry date).
    Thời hạn trả tiền (Date of payment): Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment) là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào qui định của hợp đồng. Nếu việc đ̣i tiền bằng hối phiếu th́ thời hạn trả tiền được qui định ở yêu cầu kư phát hối phiếu.
    Thời hạn giao hàng (Date of delivery): Thời hạn giao hàng (date of delivery) cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán qui định nh­ đă phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
    1.2.2. Vai tṛ của L/C trong thanh toán tín dụng chứng từ
    Thư tín dụng do ngân hàng phát hành lập ra, có tính chất “độc lập” so với hợp đồng thương mại. Khi viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải dùa vào hợp đồng thương mại đă kư với người xuất khẩu; trên cở sở này và những điều kiện cần thiết ngân hnàg phát hành thư tín dụng. Trong quá tŕnh thanh toán, ngân hàng không dùa vào hàng hoá mà chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dông. Nh­ vậy trong phương thức thanh toán này thừa nhận bộ chứng từ phù hợp là đại diện cho hàng hoá được giao
    1.2.3. Quy tŕnh nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ
    Theo nh­ trên đă đề cập, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ vào người xin mở L/C & tuỳ sự uỷ nhiệm của NH mở L/C mà số lượng các NH tham gia là khác nhau. Nhưng trong khuôn khổ mục này, chỉ xin đề cập đến trường hợp phổ biến trong thực tế là có sự tham gia của hai NH: NH phát hành & NH thông báo, trong đó NH phát hành là NH trả tiền.
    Toàn bé quy tŕnh nghiệp vụ thanh toán TDCT thể hiện theo sơ đồ:
    Sơ đồ 1.1 : Quy tŕnh nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
    [​IMG]
    Trong đó:
    (1) Nhà xuất khẩu & nhà nhập kư kết hợp đồng thương mại, với điều khoản thanh toán theo phương thức TDCT
    (2) Nhà nhập khẩu, căn cứ vào hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở L/C gửi đƠn NHphục vụ ḿnh yêu cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng.
    (3) Căn cứ vào yêu cầu & nội dung của đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng yêu cầu, NH phát hành sẽ lập một L/C & thông qua NH đại lư của ḿnh ở nước người xuất khẩu, thông báo về việc mở L/C & chuyển bản gốc L/C qua NH thông báo
    (4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C & L/C gốc, NH thông báo sẽ thông báo & chuyển L/C gốc cho người hưởng lợi sau khi đă xác nhận tính chân thực.
    (5) Người xuất khẩu, sau khi kiểm tra L/C
    - Nếu chấp nhận nội dung L/C đă mở th́ tiến hành giao hàng theo đúng quy định hợp đồng thương mại
    - Nếu không chấp nhận các điều khoản đă đưa ra của L/C th́ đề nghị NH phát hành tu chỉnh lại cho phù hợp rồi tiến hành giao hàng.
    (Quy tŕnh yêu cầu sửa đổi này được thực hiện tương tự đối với việc mở L/C)
    (6) Sau khi đă hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu đă nêu trong L/C gốc & bản sửa đổi (nếu có) xuất tŕnh tại NH ḿnh để đ̣i tiền NH mở L/C
    (Thực tế người xuất khẩu có thể xuất tŕnh bộ chứng từ thanh toán cho mét NH được chỉ định thanh toán hoặc chấp nhận hay chiết khấu, được xác định trong L/C. Tuy nhiên để cho đơn giản giả định người bán xuất tŕnh bộ chứng từ tại NH thông báo)
    (7) NH thông báo nhận bộ chứng từ thanh toán &chuyển cho NH phát hành L/C
    (8) NH phát hành L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ
    - Nếu thấy phù hợp th́ trả tiền cho người bán thông qua NH thông báo
    - Nếu xét thấy bộ chứng từ về bề mặt không phù hợp với nội dung của L/C th́ từ chối trả tiền & thông báo sai sót cho các bên liên quan t́m biện pháp giải quyết
    (9) NH phát hành L/C thông báo về bộ chứng từ cho người xin mở & yêu cầu thanh toán bồi hoàn
    (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ
    - Nếu thấy phù hợp những điều khoản quy định của L/C th́ hoàn trả tiền cho NH & cầm bộ chứng từ đi nhận hàng
    - Nếu thấy không phù hợp, có quyền từ chối trả tiền cho NH
    Thông qua quy tŕnh thanh toán TDCT có thể thấy phương thức này tỏ ra ưu việt & được ưa chuộng sử dụng phổ biến hơn các phương thức khác như: Nhờ thu, chuyển tiền .Theo phương thức này nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên đối tác & áp dụng được trong nhiều trường hợp mặc dù có sự tín nhiệm nhau nhiều hay Ưt, trong khi các phương thức khác hầu hết chỉ áp dụng khi hai bên có sự tín nhiệm cao.
    Tuy nhiên, để khai thác hết ưu điểm của phương thức này các đối tác cũng cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, nội dung & tính chất của từng loại L/C để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Bởi có rất nhiều loại L/C khác nhau, có loại th́ nghiêng về quyền lợi cho bên xuất khẩu mà không có lợi cho bên nhập khẩu & ngược lại nh­: L/C có thể huỷ ngang, L/C không thể huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận . Ngoài ra, c̣n rất nhiều loại L/C khác nh­: L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng, L/C dự pḥng, L/C đối ứng .
    Mặc dù vậy, theo quy luật chung, cái ǵ cũng tồn tại hai mặt của nó, chính v́ vậy phương thức TDCT cũng không tránh khỏi việc tồn tại những nhược điểm riêng của ḿnh. Đó là những rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải:

    1.3. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG THANH TOÁN TDCT VÀ NGUYÊN NHÂN
    Rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT là những biến cố không mong đợi, có thể xảy ra trong quá tŕnh thực hiện làm giảm hiệu quả kinh doanh của hoạt động xuất nhập khẩu cũng như của ngân hàng.
    Phương thức TDCT là phương thức TTQT được sử dụng rộng răi nhất v́ nó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất nhập khẩu cao nhất so với các phương thức khác. Song đây chưa phải là phương thức an toàn tuyệt đối bởi nó vẫn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra đối với các bên tham gia, đặc biệt là ngân hàng.
    1.3.1 Rủi ro đối với khách hàng
    1.3.1.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
    - Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất tŕnh, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ mà không chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất tŕnh bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho NHCĐ để thanh toán. Nh­ vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúngnh­ đơn đặt hàng hay không bị hư hại ǵ. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền cho NHPH để thanh toán cho người hưởng lợi nước ngoài.
    - NHXN hoặc NHCĐ khác có thể mắc sai lầm khi đă thanh toán cho bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ NHPH L/C. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, th́ NHPH có quyền truy hoàn số tiền đă bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho NHPH ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do NHPH chỉ định.
    - Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đă cập cảng. V́ bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên thiếu vận đơn th́ hàng hóa không được giải tỏa. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay hàng hóa, th́ phải thu xếp để được NHPH phát hành một thư bảo lănh gửi hăng tàu để nhận hàng. Để được bảo lănh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, trong nội dung của thư xin được bảo lănh nhận hàng phải ghi rơ:
    i. Người nhập khẩu cam kết chấp nhận thanh toán nếu bộ chứng từ về ngân hàng có sai sót.
    ii. Ngân hàng được quyền tự động trích tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay để thanh toán.
    Do vậy, để được ngân hàng bảo lănh đi nhận hàng, người nhập khẩu phải chấp nhận mọi rủi ro ngay cả khi chứng từ có sai sót.
    - Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” (full set of bills of lading), th́ một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất tŕnh một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu.
    - Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí.
    1.3.1.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
    - Nếu nhà xuất khẩu xuất tŕnh bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C, th́ mọi khoản thanh toán, chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lí hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải t́m người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phính­ lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa .trong khi đó không biết rơ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ư hay từ chối nhận hàng v́ lƯ do bộ chứng từ có sai sót.
    - Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán, th́ cho dù bộ chứng từ xuất tŕnh là hoàn hảo th́ cũng không được thanh toán. Tương tự, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu ḱ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn, th́ hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, c̣n lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhà nhập khẩu.
    - Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không thông qua NHTB), th́ đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ ḿnh xác minh L/C là thật.
    - L/C loại hủy ngang có thể được NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất tŕnh bộ chứng từ, mà không cần có sự đồng ư của người này (hiện nay loại L/C này đă không được dùng).
    - Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C, làm kéo dài thời gian, tăng chi phí giao dịch.
    1.3.2 Rủi ro đối với ngân hàng
    1.3.2.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
    NHPH L/C cam kết thanh toán theo phương thức trả ngay hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu trả chậm cho người hưởng lợi nếu các chứng từ phù hợp với tất cả các điều kiện và điều khoản của L/C. Với tính chất thay mặt người mua cam kết trả tiền có điều kiện cho người bán để người bán tin tưởng và yên tâm giao hàng đă làm xuất hiện khả năng xảy ra rủi ro đối với NHPH. Các rủi ro có thể do chính bản thân ngân hàng này gây ra, nhưng phần nhiều là xuất phát từ phía nhà nhập khẩu- người xin mở L/C. Do ngân hàng không nắm được uy tín và khả năng thanh toán của họ, hoặc do trong quá tŕnh sản xuất kinh doanh họ gặp rủi ro dẫn đến bị thua lỗ, thậm chí phá sản, thể hiện như sau:
    - Rủi ro về tỉ giá: Đó là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về tỉ giá thường xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất nhập khẩu sẽ nhận trong tương lai giảm hay tăng giá so với đồng bản tệ.
    - Rủi ro trong quá tŕnh vận chuyển hàng hóa: Trong quá tŕnh vận chuyển hàng hóa từ nước nhà xuất khẩu đến nước nhà nhập khẩu có thể xảy ra một số rủi ro. Do đó để phân chia chi phí và rủi ro một cách cụ thể cho từng bên, ICC đă ban hành “Các điều kiện thương mại quốc tế” để các bên lùa chọn, thường th́ các bên đều lùa chọn điều kiện giao hàng có lợi nhất cho ḿnh. Phía nhà nhập khẩu thường lùa chọn những điều kiện với chi phí nhập hàng càng thấp càng tốt mà Ưt khi coi trọng đến hậu quả rủi ro có thể xảy ra. Do đó, nếu rủi ro xảy ra trong quá tŕnh vận chuyển mất mát, hư háng, va chạm, đắm tàu .mà trách nhiệm không thuộc về hăng tàu trong khi nhà nhập khẩu lại không mua bảo hiểm, v́ thế họ không sẵn ḷng thanh toán dẫn tới rủi ro cho NHPH.
    - Rủi ro khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Trong trường hợp người xuất khẩu đă xuất tŕnh đầy đủ các chứng từ theo L/C yêu cầu và ngân hàng đă thanh toán, nhưng do người nhập khẩu bị phá sản, mất khả năng thanh toán do đó ngân hàng không thể thu hồi vốn từ phía người mua dẫn đến rủi ro. Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho NHPH. Nguyên nhân là do NHPH không t́m hiểu kĩ, tiến hành thẩm định không chính xác t́nh h́nh kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc thiếu các thông tin cập nhật về doanh nghiệp, trong quá tŕnh sản xuất kinh doanh nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà NHPH không biết, như hàng nhập về không bán được hoặc bán nhưng không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận hàng .
    - Rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo: Nhà xuất khẩu giả mạo chứng từ, ngân hàng được chỉ định mặc dù đă kiểm tra chứng từ với “sự cẩn thận hợp lư” nhưng không thể phát hiện ra được, c̣n NHPH lại cho phép ngân hàng chiết khấu trích tài khoản của ḿnh để thanh toán cho người bán hoặc đ̣i tiền tại ngân hàng thứ ba. Nếu nh­ nhà xuất khẩu là một tổ chức ma hoặc bị phá sản trong khi nhà nhập khẩu không có đủ năng lực tài chính để bồi thường cho ngân hàng phát hành th́ NHPH phải gánh chịu rủi ro đó.
    - Rủi ro do NHPH không làm theo đúng UCP mà L/C đă dẫn chiếu: Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất tŕnh có khác biệt với các điều kiện và điều khoản của L/C. Tuy nhiên, nếu NHPH không hành động đúng theo những quy định tại điều 13 UCP500 th́ NHPH gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó, như:
    i. Thông báo từ chối nhưng không nói rơ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc
    ii. Những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị, hoặc
    iii. Thông báo những bất hợp lệ và từ chối những chứng từ sau 07 ngày làm việc của ngân hàng kể từ thời điểm nhận chứng từ, hoặc iii. Th«ng b¸o nhưng bÊt hîp lÖ vµ tơ chèi nhưng chøng tơ sau 07 ngµy lµm viÖc cña ng©n hµng kÓ tơ thêi ®iÓm nhËn chøng tơ, hoÆc
    iv. Đă chuyển giao chứng từ cho người xin mở, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho người xuất tŕnh nguyên vẹn như khi nó được nhận, hoặc
    v. Không giao chứng từ đó cho bên thứ ba do người xuất tŕnh chỉ định. v. Kh«ng giao chøng tơ ®ă cho bªn thø ba do ng­êi xuÊt tr×nh chØ ®̃nh.
    - Rủi ro do NHPH thiếu thận trọng trong việc lùa chọn ngân hàng xác nhận L/C. Ngân hàng xác nhận L/C có thể mắc sai lầm khi thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ cho NHPH. Về nguyên tắc, NHCĐ mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đă ghi nợ cho NHPH, nhưng thực tế th́ rất phức tạp và dễ bị từ chối. Điều này xảy ra là v́, để được bồi hoàn buộc NHPH phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nữa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của ḿnh với nhà xuất khẩu nội địa. Thậm chí, cho dù cuối cùng th́ NHPH cũng được bồi hoàn, nhưng phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ , tranh căi, và chi phí có thể vượt giá trị của L/C.
    1.3.2.2. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
    NHTB là ngân hàng theo yêu cầu của NHPH L/C thông báo L/C đó cho người bán. NHTB có thể là ngân hàng có quan hệ mă khóa (TESTKEY) với NHPH hoặc không, có thể là ngân hàng có trụ sở đóng tại nước nhà xuất khẩu hoặc một nước thứ ba. Nếu NHTB không có quan hệ mă khóa với NHPH th́ phải yêu cầu ngân hàng có quan hệ mă khóa với NHPH đă nêu trong L/C giải mă và xác nhận t́nh trạng mă đúng hay sai. Khi đă xác nhận được mă khóa của L/C , ngân hàng thông báo cho người thụ hưởng L/C đó. Rủi ro đối với NHTB khi quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú ǵ th́ theo thông lệ quốc tế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên quan.
    1.3.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
    Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn, có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHPH, được ngân hàng này yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu như NHPH không thực hiện được nghĩa vụ của ḿnh. Trường hợp này xảy ra đối với những L/C có giá trị lớn, mà NHPH là ngân hàng xa lạ, Ưt có tiếng tăm, hoặc do nhà xuất khẩu mới làm ăn với nhà nhập khẩu ở một nước mà nhà nhập khẩu không thể hiểu rơ luật lệ, tập quán của nước đó. Do vậy, việc xác nhận là nhằm ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng xác nhận vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên phát sinh do luật pháp hai nước khác nhau. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm được năng lực tài chính của NHPH mà xác nhận theo yêu cầu của họ không yêu cầu kí quỹ để rồi cuối cùng ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH do NHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
    1.3.2.4. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ
    NHCK có thể là NHXN nếu là L/C xác nhận, hoặc là ngân hàng mở nếu người mở không muốn xuất tŕnh qua ngân hàng thứ ba, nhưng thông thường là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần lớn phụ thuộc vào thiện chí của NHPH và nhà nhập khẩu. Theo UCP500, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, mà hầu nh­ trong nhiều trường hợp , NHPH từ chối thanh toán hay không là tùy thiện chí của nhà nhập khẩu. Mặc dù điều khoản chiết khấu cho phép NHCK được phép truy đ̣i lại nhà xuất khẩu, nhưng nếu nhà xuất khẩu không có đủ khả năng thanh toán th́ NHCK gặp rủi ro. Các rủi ro mà NHCK có thể gặp là:
    - Rủi ro do nhà nhập khẩu tŕ hoăn thanh toán: Rủi ro này thường xảy ra do khả năng thanh toán của bên mua yếu hoặc họ không tin tưởng bên bán trong việc thực hiện hợp đồng thương mại. Mặt khác, mục đích của người mua là muốn hàng thật sự về đến cảng, nhận được hàng mới trả tiền. Để tŕ hoăn thanh toán, họ sẽ yêu cầu NHPH thông báo lỗi chứng từ trong ṿng 7 ngày làm việc để dành quyền từ chối thanh toán sau này. Đối với NHCK, thời gian tŕ hoăn thanh toán càng dài, ngân hàng càng dễ bị đọng vốn.
    - Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ: Khi người nhập khẩu từ chối thanh toán sẽ gây nên thiệt hại nặng nề cho người bán, nếu người bán không có khả năng thanh toán lại th́ NHCK gánh chịu rủi ro. Nguyên nhân của t́nh trạng này là do nhà nhập khẩu bị mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Trong trường hợp này, NHPH buộc phải từ chối thanh toán bằng cách cố t́nh bắt lỗi chứng từ theo kiểu “bới lông t́m vết”.
    - Rủi ro do NHCK không hành động đúng nh­ quy định của UCP500: C̣ng nh­ NHPH, NHCK cũng có thời hạn 07 ngày làm việc để kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và đ̣i tiền. Rủi ro xảy ra khi NHCK không tuân thủ đúng quy định này, làm mất quyền đ̣i tiền trong thời hạn được phép, v́ thế, bị NHPH từ chối trả tiền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...