Thạc Sĩ Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng Thư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    o Lý do chọn đề tài
    Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, một thực tế không thể tránh khỏi ở
    bất cứ quốc gia nào là chiều hướng nợ quá hạn gia tăng trong hoạt động tín dụng của
    ngành NH. Do đó, các NH TMCP tư nhân Việt Nam trên địa bàn TP.HCM cũng đã bộc
    lộ những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng, thể hiện như sau:
    + Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xấp xỉ
    90% trong 2009, thì tăng trưởng tín dụng của ACB chỉ ở mức 10%, nhưng nợ xấu đã
    tăng 11 lần, ở mức 0,9%.
    + Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong năm 2008 chiếm
    2,87% dư nợ cho vay.
    + Nợ xấu của Eximbank tính đến cuối năm 2008 chiếm 4,7% tổng dư nợ
    và còn nhiều NH khác cũng trong tình cảnh tương tự như các NH trên. Điều này
    cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao đang gây đau đầu cho các NH TMCP tại TP.HCM.
    Mặt khác, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế đã tạo ra môi trường
    cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các NH 100%
    vốn nước ngoài được thành lập và được hưởng các chế độ đãi ngộ tại Việt Nam. Từ đó,
    giải quyết nợ quá hạn lại càng là vấn đề được mọi NH quan tâm hàng đầu. Đáp ứng nhu
    cầu cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho
    vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM
    ” được thực
    hiện nhằm bảo đảm tăng trưởng lợi nhuận của các NH TMCP tư nhân tại TP.HCM theo
    tốc độ tăng trưởng của thế giới và đứng vững trong quá trình hội nhập.
    o Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu:
    + Nghiên cứu lý luận cơ bản về vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu, các yếu tố ảnh hưởng đến
    tình trạng nợ quá hạn và kinh nghiệm của các nước trong hoạt động tín dụng của
    NHTM.
    + Phân tích và nhận thức đúng được về thực trạng nợ quá hạn cũng như tính hình hoạt
    động của các ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam trên địa bàn TP.HCM.
    + Kiến nghị các giải pháp xử lý nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiến tới chuẩn
    mực quốc tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng.
    o Phương pháp nghiên cứu
    – Dữ liệu sử dụng trong đề tài: Dữ liệu thống kê, các báo cáo của NHNN và báo cáo tài
    chính của các NH TMCP tư nhân Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan đến
    hoạt động ngân hàng.
    ư Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, dự báo
    kết hợp với phương pháp quy nạp và diễn dịch để làm sáng tỏ vấn đề của đề tài, đưa ra
    một số mô hình áp dụng.
    ư Kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại
    các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM.
    o Nội dung nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung theo kết cấu như sau:
    Tóm tắt đề tài.

    Chương I: Tổng quan về nợ quá hạn và thực trạng nợ quá hạn ở Việt Nam.
    Chương II: Phân tích tình hình nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng
    TMCP tư nhân Việt Nam tại TP.HCM.
    Chương III: Giới thiệu các giải pháp thiết thực xử lý nợ quá hạn trong vay tín chấp cá
    nhân.

    Kết luận.
    o Đóng góp của đề tài
    Giúp các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM tìm ra giải pháp thiết thực, hợp
    lý giảm thiểu nguy cơ của nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn. Từ đó, các ngân hàng có thể
    vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng và phát triển mạnh hơn trong tương lai.
    o Hướng phát triển của đề tài
    Đề tài có thể được phát triển theo hướng nghiên cứu các hình thức cho vay mới,
    đặc biệt là vay tín chấp, các dịch vụ tín dụng hiện đại cụ thể theo chuẩn mực quốc tế,
    quy trình và các điều kiện vay mới để các ngân hàng TMCP có thể tận dụng được tối đa
    các thế mạnh cũng như khắc phục điểm hạn chế trong quá trình hội nhập, hạn chế rủi ro
    tín dụng mà cụ thể là hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn.

    MỤC LỤC
    Trang bìa.
    Mục lục.
    Danh mục các chữ viết tắt.
    Danh mục bảng.
    Danh mục biểu đồ.
    Tóm tắt đề tài.
    CHƯƠNG 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP và nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP
    tư nhân TP.HCM 1

    1.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng TMCP 1
    1.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng TMCP .1
    1.1.2. Vị trí và vai trò của ngân hàng TMCP. 2
    1.2. Tổng quan về nợ quá hạn. 4
    1.2.1. Định nghĩa nợ quá hạn và nợ xấu. 4
    1.2.2. Phân loại nợ quá hạn 6
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn 11
    1.2.4. Tác động của nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP tư nhân 15
    1.2.4.1. Đối với ngân hàng. 15
    1.2.4.2. Đối với nền kinh tế. 16
    1.2.4.3. Đối với khách hàng 16
    1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các nước trên thế giới và các mô hình phân
    tích nợ quá hạn 17
    1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các nước trên thế giới 17
    1.3.2. Các mô hình phân tích nợ quá hạn 21
    TÓM TẮT CHƯƠNG I 29
    CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân của các
    ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam tại TP.HCM. 30

    2.1. Thực trạng nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân tại các ngân hàng TMCP tư nhân
    TP.HCM. 30
    2.1.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến khủng hoảng kinh tế năm 2008 30
    2.1.2. Giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2010. 39
    2.2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân 43
    2.2.1. Nguyên nhân khách quan. 43
    2.2.2. Nguyên nhân chủ quan. 47
    2.3. Đánh giá và dự đoán tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng TMCP tư nhân trên địa
    bàn TP.HCM .51
    2.3.1. Mặt ưu thế của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM trong thời kỳ hội
    nhập 51
    2.3.2. Mặt hạn chế của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM trong thời kỳ hội
    nhập 53
    2.3.3. Chiều hướng nợ quá hạn từ hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại các ngân hàng
    TMCP tư nhân TP.HCM trong thời kỳ hội nhập 56
    TÓM TẮT CHƯƠNG II .59
    CHƯƠNG 3: Giới thiệu các giải pháp thiết thực xử lý nợ quá hạn trong vay tín
    chấp cá nhân. 60

    3.1. Các giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân 60
    3.1.1. Biện pháp liên quan đến yếu tố con người. 60
    3.1.2. Biện pháp liên quan đến hoạt động quản trị trong ngân hàng. 62
    3.2. Các giải pháp xử lý nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân. 67
    3.3. Định hướng quản lý nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2015 68
    3.4. Một số kiến nghị khác 71
    3.4.1. Đối với hoạt động quản lý của Chính phủ .72
    3.4.2. Đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng 73
    TÓM TẮT CHƯƠNG III. 76
    KẾT LUẬN CHUNG 77
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...