Thạc Sĩ Giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè đến năm 2020


    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
    hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực và
    thế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Xuất khẩu
    phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Đất nước, giải quyết công ăn việc
    làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.
    Ngành dệt may nước ta là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình
    công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, hàng
    năm ngành dệt may có những đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách đặc biệt là
    nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè - là một trong
    những doanh nghiệp dệt may đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian
    qua Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất với các
    chỉ tiêu kinh tế do Nhà nước giao và ngày càng chiếm lĩnh các thị trường Quốc tế.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hóa thương mại, công ty đang vấp phải sự cạnh
    tranh gay gắt của các đối thủ lớn mạnh từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan,
    Indonesia đặc biệt là Trung Quốc.
    Đứng trước tình hình đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao uy tín
    cũng như thương hiệu của mình. Vì vậy, yêu cầu cấp bách cho ngành dệt may là
    phải tìm giải pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Đó cũng là lý do
    tác giả chọn đề tài “Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của
    Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè đến năm 2020” làm đề tài của luận văn
    Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh ngành may và các yếu tố ảnh hưởng
    đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành may Việt Nam nói
    chung và may Nhà Bè nói riêng.
    Đánh giá những thành công, tồn tại trong phát triển sản xuất kinh doanh của
    Tổng công cổ phần may Nhà Bè trong thời gian qua và nêu lên những nguyên nhân
    tồn tại.
    2
    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ
    phần May Nhà Bè.
    Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của NBC
    trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất kinh doanh của
    NBC. Tập trung nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản
    xuất kinh doanh.
     Phạm vi nghiên cứu
    Giới hạn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của NBC và các đối thủ của
    NBC tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp thu thập số liệu.
    Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn bao gồm: phân tích,
    thống kê, mô tả, so sánh – đối chiếu, trao đổi ý kiến chuyên gia.
    Công cụ bao gồm: bảng câu hỏi khảo sát, ma trận nội bộ (IFE), ma trận đánh giá
    các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT.
    KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất kinh doanh ngành may mặc.
    Chương 2: Phân tích thực trạng của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè đến
    năm 2020.
    Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất – kinh doanh của
    Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè đến năm 2020.
    3
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
    KINH DOANH NGÀNH MAY MẶC
    1 Tổng quan về ngành may Việt Nam
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành may Việt Nam
     Ngành may mặc được hình thành từ cuối thế kỷ 19:
    Các hoạt động dệt may mang tính chất truyền thống thủ công ở Việt Nam đã
    có từ rất lâu đời. Một số làng nghề truyền thống vẫn tồn tại và phát triển như Vạn
    Phúc (Hà Đông – Hà Nội), Triều Khúc (Thanh Trì – Hà Nội), Mẹo (Hưng Hà –
    Thái Bình)
    Sự hình thành của ngành dệt may Việt Nam với vai trò là một ngành công
    nghiệp được đánh dấu bởi sự ra đời của nhà máy liên hợp dệt Nam Định năm 1897.
    Năm 1976, các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu tới các nước thuộc khối Hợp đồng
    tương trợ kinh tế với bạn hàng đầu tiên và quan trọng nhất là Liên Xô cũ thông qua
    các hợp đồng gia công. Theo thỏa thuận, Việt Nam nhập khẩu bông từ Liên Xô cũ
    và bán thành phẩm cho Liên Xô. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu ký các hợp đồng gia
    công khối lượng lớn với Liên Xô (được gọi là thỏa thuận 19/5), theo đó, Liên Xô
    cung cấp tất cả các nguyên liệu và thiết kế mẫu mã còn Việt Nam thực hiện công
    đoạn sản xuất. Với các hợp đồng gia công như vậy, ngành dệt may Việt Nam phát
    triển nhanh chóng trong các năm 1987 – 1990, các xí nghiệp dệt may được thành
    lập khắp trên cả nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động và là nguồn đóng góp đáng
    kể vào Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước
    Đông Âu, giai đoạn 1990 – 1992 là giai đoạn khó khăn nhất cho ngành dệt may Việt
    Nam cả về đầu vào và đầu ra.
    Nhờ có tiến trình đổi mới và quá trình dịch chuyển sản xuất ngành công
    nghiệp Dệt may sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang
    phát triển, ngành dệt may Việt Nam bước sang một giai đoạn mới có sự hội nhập
    quốc tế rộng rãi hơn được đánh dấu bởi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt
    Nam và cộng đồng Châu Âu ký kết ngày 15/12/1992. Các khách hàng quốc tế lớn
    của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản và EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...