Tiểu Luận Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả & mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD NHNN & PTNT

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả & mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD NHNN & PTNT


    MỤC LỤC​



    Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội, một thời gian học hỏi nghiệp vụ thực tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I Hà nội, em đã được trang bị những kiến thức và kinh nghiệm bước đầu, chuẩn bị hành trang cho mình bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống.

    Trong quá trình đó, em có được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô, được sống và hoà mình vào tập thể lớp, cùng các bạn trải qua những vui buồn, khó khăn của cuộc sống sinh viên. Và thành quả đầu tiên là bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp, mang tên:

    Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

    Thành quả đó có được trước hết phải kể đến công lao của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo, là giáo viên hướng dẫn, đã tận tình hướng dẫn và khuyến khích, giúp đỡ em trong quá trình hình thành ý tưởng, thu thập tài liệu và phát triển thành chuyên đề.

    Cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I, trụ sở tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Hà nội, đặc biệt là cô Lưu Thị Mấu _ trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh_ là người đã tận tình giúp đỡ em về kiến thức thực tế và nghiệp vụ, các anh chị trong tổ thanh toán quốc tế cùng tất cả các cán bộ công nhân viên trong Sở I.

    Và xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Ngân hàng 40 B cùng tất cả các bạn bè đã cùng mình trải qua 4 năm dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội và sự thông cảm, giúp đỡ và chia sẻ

    Một lần nữa, xin gửi đến cô giáo Nguyễn Thị Thu Thảo, quý thầy cô, các nhân viên Sở I cùng các bạn bè lời chúc sức khoẻ và may mắn.

    Lê Thị Thu Hà

    Lời mở đầu

    Hội nhập và mở cửa là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay, tạo ra cơ hội và thách thức cho từng quốc gia, từng doanh nghiệp , từng cá nhân đơn lẻ nếu muốn tồn tại và phát triển.

    Nhận thức rõ ràng về xu thế đó, Việt nam đã không bỏ lỡ cơ hội, thực hiện đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, mở cửa với thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá thành phần, các bên cùng có lợi, hợp tác và phát triển.

    Trên cơ sở đó, hoạt động giao lưu kinh tế giữa Việt nam và phần còn lại của thế giới ngày càng phát triển, và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai, khi lộ trình AFTA hoàn tất, Hiệp định thương mại Việt nam _ Hoa kì chính thức đi vào hoạt động cũng như sự tham gia đầy đủ của Việt nam trong tổ chức Thương mại thế giới WTO.

    Đáp ứng động thái đó, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt nam, các Ngân hàng phải hoàn thiện mình để tham gia vào sân chơi kinh tế ngày càng rộng lớn hơn. Đó là yêu cầu về hàng hoá, dịch vụ và thanh toán. Muốn vậy, các Ngân hàng phục vụ cho khách hàng trong thanh toán quốc tế phải đặt ra cho mình những mục tiêu mới sao cho thực hiện được phương châm “Ngân hàng là bạn đồng hành của khách hàng”, cùng khách hàng vươn xa hơn và cao hơn trong thời kì mới.

    Vai trò của thanh toán đối với ngoại thương là rất quan trọng, và đó là nền tảng cho sự chú trọng hoàn thiện và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Trong các phương thức đang được sử dụng hiện nay, tín dụng chứng từ là một phương thức có nhiều ưu điểm, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thanh toán, và trong tương lai, phương thức này sẽ còn phát huy tác dụng của mình.

    Với suy nghĩ như vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về phương thức tín dụng chứng từ, hiệu quả sử dụng cũng như khả năng tiếp cận thị trường cho hoạt động này tại Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn I. Tuy với Sở I, đây là một nghiệp vụ tương đối mới mẻ, được triển khai trong mới hơn 4 năm gần đây, nhưng với quyết tâm và nỗ lực của mình, Sở bước đầu đã tạo lập cho mình một chỗ đứng trên thị trường thanh toán trên địa bàn.

    Trong hoàn cảnh đó, Sở giao dịch I có những khó khăn và thuận lợi riêng, tuy nhiên cần khẳng định, đây là bước phát triển tất yếu để Sở I trở thành một Ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa của nó, phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng về vốn và thanh toán. Suốt thời gian thực tập tại Sở, em đã được hướng dẫn về nghiệp vụ thực tế, và cùng với những kiến thức đã được trang bị tại trường đại học, em hy vọng bản chuyên đề thực tập của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, bằng cách cùng ngân hàng nhận thức những gì làm được, chưa làm được, và đưa ra một số các giải pháp để xem xét thực hiện trong thời gian tới.

    Với mong muốn đó, bài viết sẽ gồm 3 phần như sau:

    Chương I : Lý luận chung về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ.

    Chương II: Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I.

    Chương III: Đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng doanh số thanh toán tín dụng chứng từ qua Sở Giao dịch I.

    Với hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế, chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em chân thành chờ đợi những ý kiến xây dựng của quý thầy cô, cán bộ hướng dẫn thực tập và của các bạn để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.

    Em xin chân thành cảm ơn!
     
Đang tải...