Luận Văn Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Đặt vấn đề.

    Trong 2 thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20, có nhiều sự kiện tài chính tiền tệ trên thế giới đã gây ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế thế giới. Không chỉ là vụ đổ bể hệ thống ngân hàng tiết kiệm và cho vay tại Hoa Kì vào những năm 80, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ A Châu năm 1997, sự yếu kémcủa hệ htống ngân hàng thương mại tại cường quốc tài chính thế giới Nhật Bản từ thập niên 90 trở lại đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới, xóa bỏ thành quả đạt được trong nhiều năm. Riêng trong hoạt động ngân hàng, sự sụp đổ của một số ngân hàng đã gây tác động về mặt tâm lí, vật chất tới nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội khiến lòng tin cuả công chúng vào hệ thống tài chính và ngân hàng ngày càng giảm sút. Điển hình là sự sụp đổ của Continental Illinois Bank, Inprudent Bank (Hoa Kì), Johnson Mathey Banker (Anh Quốc) năm 1984. Gần đây ngày 23/2/1995, ngân hàng Baring, một trong những nhân h àng lâu đời nhất trên thế giới (đã tồn tại 232 năm) đã sụp đổ.

    Tại nước ta các vụ đổ bể tín dụng, bể hụi trong thời gian qua thực sự là nỗi kinh hoàng cho nhiều gia đình ở khắp mọi miền đất nước. Tuy chưa có một ngân hàng nào phá sản, nhưng những tổn thất lên đến hàng ngàn tỉ đồng mà các ngân hàng gây ra trong các vụ án kinh tế đã thực sự gây sửng sốt cho công luận.

    Vậy điều gì đã dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng cũng như cả một hệ thống ngân hàng thương mại: nguyên nhân gì khiến cho cả một hệ thống ngân hàng lớn như tại Nhật Bản lại hoạt động trì trệ và chịu những tổn thất to lớn. Có phải môi trường kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại có quá nhiều rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được? Điều đó đã giúp em nghiên cứu và viết đề tài: “Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank”.

    2. Mục tiêu của đề tài.

    Phân tích nợ quá hạn và tìm ra nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    - Đối tượng của đề tài là hoạt động tín dụng trong kinh doanh ngân hàng.

    - Phạm vi nghiên cứu là tập trung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank.

    4. Phương pháp nghiêu cứu.

    - Phương pháp phân tích số liệu, so sánh, thống kê trên cơ sở số liệu của ngân hàng Sacombank.

    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tế, kết hợp thực tiễn để đưa ra các phương hướng giải quyết.

    5. Kết cấu nội dung của đề tài.

    Đề tài bao gồm 3 phần, trong đó:

    Chương 1: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Sacombank.

    Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank.

    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank.


    Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn, thông tin và thời gian, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự phê bình, chỉ bảo của Thầy, Cô và của Ban lãnh đạo ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...