Luận Văn Giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua công tác

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH CHỢ LỚN

    1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Chợ Lớn

    Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh chia vùng đất này thành hai khu vực chính là Sài Gòn và Chợ Lớn. Nếu ngày nay Sài Gòn là trung tâm kinh tế, hành chính với bộ mặt rạng rỡ của đô thị hiện đại thì Chợ Lớn lại hiện lên với nét cổ kính đọng lại trong các chùa chiền, các con đường vào mùa lễ hội treo lồng đèn đỏ, hay các khu phố cao lầu sực nức mùi thuốc bắc. Ẩn trong dáng dấp mang nét Trung Hoa đó là nền thương mại phát triển lâu đời, bền bỉ, vững vàng thuộc vào hàng bậc nhất Việt Nam của cộng đồng người Hoa, thật lạ thường so với vẻ bề ngoài có vẻ trầm lặng.

    Trên vùng đất nhiều tiềm năng đó, ngày 28/6/1993 ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Chợ Lớn được thành lập. Đây chính là chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại khu vực phía Nam ra đời theo kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của Hội Đồng Quản Trị Và Ban Tổng Giám Đốc. Chi nhánh Chợ Lớn có tiền thân là 4 ngân hàng là Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Vò Gấp- Hợp Tác Xã Tín Dụng Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia, trước khi được chuyển thể và sát nhập đã rơi vào khó khăn về tài chính, chi nhánh Chợ Lớn đã đi vào hoạt động mới mẻ như một trang giấy trắng, trên đó các nhà quản trị có thể xây dựng kế hoạch phát triển đầy tham vọng.



    Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV)

    2.1 Tổng quan về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (DNNVV)

    2.1.1 Khái niệm về DNNVV

    Thông thường, để phân chia quy mô DNNVV, các quốc gia căn cứ vào những tiêu chuẩn: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNVVN cũng khác nhau. Trên thực tế, các nước thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là vốn sản xuất, số lao động thường xuyên để phân biệt DNVVN với các DN lớn, nhưng cũng tùy theo từng ngành, từng thời kỳ và tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước.



    Chương 3: THỰC TRẠNG NHU CẦU VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC DNNVV VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    3.1 Tình hình hoạt động và nhu cầu vay vốn của các DNNNVV

    3.1.1 Tình hình hoạt động của các DNNVV

    Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê, tính đến 1/2007 cả nước hiện có gần 200.000 DNNVV chiếm hơn 97% tổng số DN hiện có có trên cả nước, với trên 15 nghìn hợp tác xã và trên 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký.


    Chương4: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN VỚI NGUỒN TÍN DỤNG THÔNG QUACÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

    4.1 Nhận xét chung về nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV, cũng như công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

    Có thể thấy rằng, nhu cầu vay vốn của các DNNVV đối với nguồn tín dụng trung và dài hạn là rất lớn. Thực tế, hiện nay tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của DN. Tình trạng thiếu vốn đang là chuyện phổ biến ở các DN nói chung DNNVV nói riêng. Các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, đặc biệt là trung và dài hạn từ các ngân hàng cũng như từ các tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh cũng thường không đến được với DNNVV. Hơn nữa, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với mức lãi suất cao nên các DNNVV dù có được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...