Tiểu Luận giải pháp giảm ô nhiễm môi trường của rác thải y tế

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và hết sức nóng hổi hiện nay, nó đặt ra cho các nhà quản lý, cho xã hội nhiều bài toán khó khăn. Với đề tài “giải pháp giảm ô nhiễm môi trường” nhóm chúng em thật sự có rất nhiều vấn đề muốn chia sẻ cùng cô và các bạn nhưng trong phạm vi thời gian ít ỏi, chúng em chỉ đưa ra một số giải giáp tâm đắc nhất nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải y tế hiện nay.

    Như chúng ta thấy đến năm 2010, Việt Nam có 1186 bệnh viện với công suất 187843 giường. Chúng là các nguồn thải chất thải nguy hại lớn nhất, phát sinh khoảng 350 tấn chất thải y tế ngày trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại/ngày. Thế nhưng khâu phân loại, quản lý, xử lý rác thải, chất thải của các cơ sở y tế là hết sức lỏng lẻo. Hầu hết rác thải y tế chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không có nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Hầu hết được xử lý theo phương pháp truyền thống như chôn lấp ở các bãi rác công cộng, đốt bằng lò thủ công, nguy cơ ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Ngoài ra sự bất cẩn hay cố ý của một số cơ sở y tế mà một lượng lớn rác thải y tế độc hại đang tồn đọng trong môi trường sống của chúng ta làm tăng nguy cơ lây lan các mầm bệnh truyền nhiễm. Vì vậy nhóm chúng em xin trình bày về thực trạng xử lý hiện nay cũng như đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm do rác thải y tế gây ra.



    CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
    1.1. Khái niệm
    Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu . trong các cơ sở y tế. Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người.
    1.2. Phân loại
    1.2.1. Chất thải rắn
    Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25% được chia làm 4 nhóm sau đây:
    - Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải bệnh phẩm, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
    - Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất thường dùng trong y tế, formaldehyde, hóa chất quang hình, kim loại nặng, chất thải dược phẩm và chasats thải gây độc tế bào.
    - Chất thải phóng xạ.
    - Bình chứa áp suất.
    1.2.2. Nước thải bệnh viện
    Nước thải từ các cơ sở y tế bao gồm nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc và sinh hoạt trong bệnh viện. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ, bên cạnh đó còn có nước mưa không chứa chất gây ô nhiễm

    Mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0.4 – 0.95 m[SUP]3[/SUP] nước thải trên một giường bệnh trong ngày, tùy thuộc vào khả năng cấp nước, dịch vụ bệnh viện, số lượng bệnh nhân và người nhà v.v. Tuy nhiên, nồng độ chất thải rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (như BOD5), và các chất dinh dưỡng (như Nitơ, phốt pho) trong nước thải bệnh viện có thể không cao như nước thải đô thị. Nồng độ BOD5 thay đổi từ 80-180 mg/l. Lo ngại chủ yếu tập trung vào vi sinh vật gây bệnh đường ruột dễ dàng lây truyền qua nước. Nếu chất thải y tế không
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...