Thạc Sĩ Giải pháp giảm nghèo ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được
    tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
    Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn
    khoa học - PGS.TS Nguyễn An Hà; người đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp
    hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các
    Thầy, Cô giáo trong khoa Sau Đại học - trường Đại học kinh tế và Quản trị
    kinh doanh - Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập.
    Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Các ban ngành,
    đoàn thể ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp
    tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
    Tôi xin chân thành cám ơn./.
    Quảng Ninh, ngày 20 tháng 8 năm 2015
    Tác giả luận văn


    Hoàng Huy Trọng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . 3
    5. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO . 4
    1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo 4
    1.1.1. Quan niệm về nghèo, chuẩn nghèo, các nguyên nhân nghèo 4
    1.1.2. Khái niệm giảm nghèo 15
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo . 19
    1.1.4. Đặc điểm của đói nghèo và giảm nghèo ở miền núi . 26
    1.1.5. Vai trò của giảm nghèo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội . 29
    1.2. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững 31
    1.2.1. Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững . 31
    1.2.2. Sinh kế bền vững . 34
    1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững . 34
    1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo . 40
    1.2.5. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững . 41
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo . 48
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 48
    1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác giảm nghèo ở huyện
    Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 52
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 53
    2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 53
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 53
    2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 53
    2.2.2. Thu thập số liệu . 53
    2.2.3. Phương pháp phân tích 55
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 56
    Chương 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BÌNH LIÊU,
    TỈNH QUẢNG NINH . 59
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giảm nghèo tại
    huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh . 59
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và vị trí lãnh thổ . 59
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 65
    3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong giảm nghèo huyện Bình Liêu 70
    3.2. Thực trạng giảm nghèo tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh giai
    đoạn 2012 - 2014 . 71
    3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
    Ninh giai đoạn 2012 - 2014 . 71
    3.2.2. Thực trạng hộ nghèo và đặc điểm hộ nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh
    Quảng Ninh qua điều tra nghiên cứu 79
    3.2.3. Thực trạng triển khai các chính sách giảm nghèo ở huyện Bình
    Liêu, tỉnh Quảng Ninh 88
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.4. Đánh giá chung công tác giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh
    Quảng Ninh 92
    3.2. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo tại huyện Bình Liêu,
    tỉnh Quảng Ninh . 95
    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BÌNH
    LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH . 98
    4.1. Các quan điểm, định hướng, mục tiêu giảm nghèo huyện Bình Liêu,
    tỉnh Quảng Ninh 98
    4.1.1. Các quan điểm giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 98
    4.1.2. Định hướng giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 99
    4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 99
    4.2. Giải pháp giảm nghèo tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh 101
    4.2.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận
    động tự vươn lên thoát nghèo . 101
    4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ
    phía Chính quyền 104
    4.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch
    vụ xã hội 108
    4.2.4. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
    tăng thu nhập . 110
    4.2.5. Các giải pháp khác 112
    4.3. Kiến nghị 115
    KẾT LUẬN 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
    PHỤ LỤC . 121
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    ĐVT : Đơn vị tính
    KCN : Khu công nghiệp
    KCX : Khu chế xuất
    KH : Kế hoạch
    NSNN : Ngân sách nhà nước
    SXKD : Sản xuất kinh doanh
    TM-DV : Thương mại - dịch vụ
    TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
    THCS : Trung học cơ sở
    UBND : Ủy ban nhân dân
    XD : Xây dựng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1. Tóm tắt năng lực của chính quyền 37
    Bảng 1.2. Biểu hiện về đảm bảo an toàn . 39
    Bảng 2.1. Số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu 54
    Bảng 3.1: Tổng hợp tài nguyên đất huyện Bình Liêu . 62
    Bảng 3.2: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 66
    Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn . 68
    Bảng 3.4: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2014 69
    Bảng 3.5. Tình hình lao động của hộ nghèo huyện Bình Liêu . 71
    Bảng 3.6. Phân loại nhà ở của hộ nghèo huyện Bình Liêu năm 2014 72
    Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chia theo xã ở huyện Bình Liêu . 75
    Bảng 3.9. Diễn biến hộ nghèo chia theo xã ở huyện Bình Liêu . 79
    Bảng 3.10. Diễn biến hộ cận nghèo chia theo xã ở huyện Bình Liêu . 81
    Bảng 3.11. Loại nhà ở của hộ nghèo tại huyện Bình Liêu năm 2012-2014 . 85
    Bảng 3.12. Tổng hợp các ý kiến của người dân ở các điểm nghiên cứu 87
    Bảng 3.13. Kết quả giảm hộ nghèo theo nhóm nguyên nhân chính ở huyện
    Bình Liêu năm 2014 91

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1.1. Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững 35
    Hình 1.2. Hành vi thoát nghèo của người nghèo 42
    Hình 1.3. Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động 43
    Hình 1.4. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng
    trưởng kinh tế và phát triển xã hội 47

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay,
    vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức
    lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ
    nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là
    mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn
    liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo là vấn đề mang tính chính
    trị, kinh tế, xã hội sâu sắc, thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp,
    dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về kinh tế, chính trị. Mọi dân tộc tuy có
    thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm
    thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.
    Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh
    đạo, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự định
    hướng của Nhà nước đang trên đà tăng trưởng, đời sống nhân dân từng bước
    được cải thiện. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có những vấn
    đề tồn tại và bức xúc, một trong những vấn đề đó là vấn đề đói nghèo của một
    bộ phận dân cư - đặc biệt là đối với những vùng nông thôn miền núi. Xóa đói
    giảm nghèo cũng giống như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là
    những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói, trong đó nguyên nhân nào là
    nguyên nhân chính. Từ đó, đề ra được những giải pháp đúng đắn, hiệu quả
    nhất nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
    Bình Liêu là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Huyện Bình
    Liêu có 8 đơn vị hành chính. Trong đó, có 7 xã và 1 Thị trấn; 6/7 xã biên
    giới, 5 xã đặc biệt khó khăn; chia thành 104 khu phố, thôn bản. Trong
    những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Liêu đã có nhiều
    tiến bộ đáng kể. Mặc dù được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu đãi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    trong công cuộc giảm nghèo. Nhưng Bình Liêu vẫn còn có nhiều hộ nghèo,
    cụ thể Theo kết quả điều tra của ban chỉ đạo giảm nghèo và Phòng Lao
    Động - Thương binh xã hội. Toàn Huyện tính đến 31/12/2014, còn 1.683
    hộ nghèo, cận nghèo chiếm 24,64% trong tổng số hộ tại thời điểm điều tra.
    Đây là một mối quan tâm lớn của cấp uỷ, các ban, ngành đoàn thể từ huyện
    đến cơ sở. Vì vậy việc giảm nghèo ở huyện Bình Liêu được đặt ra như một
    yêu cầu cấp bách cần giải quyết với nhiều phương pháp tiếp cận cả trên
    bình diện vĩ mô và vi mô.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp
    giảm nghèo ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt
    nghiệp thạc sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
    và nguyên nhân nghèo ở huyện Bình Liêu hiện nay, đề xuất quan điểm,
    phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy thực hiện hiệu quả công tác
    giảm nghèo trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh góp phần thực
    hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Liêu, tỉnh
    Quảng Ninh.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giảm nghèo huyện Bình Liêu, tỉnh
    Quảng Ninh năm 2012-2014.
    - Đề xuất quan điểm, định hướng và những giải pháp nhằm thực hiện
    giảm nghèo trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các xã nghèo, hộ nghèo thuộc huyện Bình
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Liêu, tỉnh Quảng Ninh thông qua việc điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn và
    các số liệu hiện có trong các báo cáo tổng kết về công tác giảm nghèo và số
    liệu thống kê của địa phương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Bình
    Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
    - Về thời gian: Giai đoạn năm 2012 - 2014.
    - Về nội dung nghiên cứu: Vấn đề nghèo là vấn đề rất rộng, vì vậy luận
    văn chỉ tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực trạng nghèo, giảm
    nghèo và nguyên nhân nghèo của các hộ huyện Bình Liêu và hiệu quả thực
    hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
    thực, là tài liệu, là cơ sở khoa học giúp Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh xây dựng
    kế hoạch giảm nghèo đến năm 2020.
    Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp
    chủ yếu giảm nghèo huyện Bình Liêu, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình
    giảm nghèo huyện Bình Liêu và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    nội dung của luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo.
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng giảm nghèo tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 4. Định hướng và giải pháp giảm nghèo tại huyện Bình Liêu,
    tỉnh Quảng Ninh.
     
Đang tải...