Tiến Sĩ Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách trọng
    tâm của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã có rất nhiều chương trình, dự án để đầu tư
    cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã
    có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng đời sống của cộng đồng dân cư vẫn
    còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo còn cao (chiếm trên 40% tổng số hộ
    dân trên địa bàn huyện), đặc biệt là số hộ nghèo, cận nghèo nằm trong độ tuổi thanh
    niên rất lớn chiếm đến chiếm 50% tổng số hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện.
    Tình trạng giảm nghèo thiếu tính bền vững (tái nghèo) cũng còn khá phổ biến.
    Nguyên nhân là một bộ phận không nhỏ người dân còn mang nặng tâm lý trông
    chờ, ỷ lại vào nhà nước, lười lao động, ngại khó, ngại khổ; chưa có ý thức tự vươn
    lên thoát nghèo bằng chính khả năng của bản thân; người thoát nghèo không muốn
    ra khỏi danh sách hộ nghèo với mong muốn được hưởng những chế độ, chính sách
    trợ giúp của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, định hướng phát triển sản xuất cho
    người nghèo chưa được quan tâm và thực hiện triệt để, dẫn đến việc hiểu sai về
    công tác hỗ trợ của Nhà nước cho công tác giảm nghèo, dẫn đến tình trạng trông
    chờ, ỷ lại. Bên cạnh đó trình độ học vấn, nhận thức về nghề nghiệp việc của một bộ
    phận không nhỏ người dân còn thấp; đặc biệt là lực lượng lao động trong độ tuổi
    thanh niên ở vùng sâu, vùng dân tộc có tâm lý ngại đi làm xa hoặc thích đi làm hoặc
    bỏ việc theo tâm lý số đông. Một số nơi còn chịu ảnh hưởng nặng nề của một số
    phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn
    toàn vào thiên nhiên hay còn chưa mạnh dạn học hỏi, tiếp thu cái mới, chưa biết áp
    dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất . Đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc
    Dao (Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người
    nào làm ra tiền thì người đó tiêu, không biết cách hình thành nguồn tài chính chung
    trong gia đình, để tương trợ lẫn nhau và không có kỹ năng chi tiêu . Nếu không có
    những giải pháp triệt để, mang tính thực tiễn cao, phù hợp đặc thù của từng cá thể,
    đặc biệt là trong đối tượng hộ gia đình trẻ để thoát nghèo bền vững, sẽ tạo thành lực
    cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Từ những đặc điểm và yêu cầu bức
    thiết trên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ,
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng đói nghèo tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
    Ninh, rút ra được những nguyên nhân tồn tại. Từ đó đề ra giải pháp giảm nghèo bền
    vững đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
    - Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững ở địa phương; xác định được tồn
    tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới nghèo
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững tai huyện Ba
    Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
    - Đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
    Ninh thoát nghèo bền vững.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo bền vững.
    3.2. Phạm vị nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về giảm nghèo bền vững và các vấn đề
    có liên quan đến giảm nghèo bền vững.
    - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013.
    - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về
    giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo.
    - Về mặt thực tiễn:
    + Làm rõ được các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ nghèo. Đề xuất các giải
    pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.
    + Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định
    chính sách tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    5. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận
    văn được trình bày thành 04 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng hộ nghèo và công tác giảm nghèo bền vững tại huyện
    Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
    Chương 4: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH . ix
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 2
    5. Bố cục của luận văn 2
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO
    BỀN VỮNG 3
    1.1. Cơ sở lý luận . 3
    1.1.1. Một số khái niệm chung về nghèo . 3
    1.1.1.1. Khái niệm về nghèo . 3
    1.1.1.2. Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo 4
    1.1.1.3. Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo hiện nay . 5
    1.1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về nghèo 7
    1.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững 9
    1.1.2.1. Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững . 9
    1.1.2.2. Sinh kế bền vững . 11
    1.1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững 11
    1.1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo 16
    1.1.2.5. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững . 16
    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững . 22
    1.1.3.1. Cơ chế chính sách 22
    1.1.3.2. Ý thức vươn lên thoát nghèo 23
    1.1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên . 23
    1.1.3.4. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình . 24
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.1.3.5. Các yếu tố kinh tế 25
    1.1.3.6. Nhóm yếu tố giáo dục 27
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 27
    1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững 27
    1.2.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế 29
    1.2.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước, tỉnh
    Thanh Hoá . 30
    1.2.1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Bắc
    Quang, tỉnh Hà Giang . 31
    1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Chẽ về giảm nghèo bền vững 32
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 34
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
    2.2.1.1. Khung phân tích . 34
    2.2.1.2. Chọn điểm nghiên cứu . 36
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 37
    2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . 37
    2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 37
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 39
    2.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin 39
    2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin 39
    2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác giảm nghèo bền vững . 40
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI
    HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 42
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện 42
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 42
    3.1.1.1. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu . 42
    3.1.1.2. Địa hình . 42
    3.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội . 45
    3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 57
    3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững . 57
    3.2.2. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững 66
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.3.1. Cơ chế chính sách 90
    3.2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên . 91
    3.2.3.3. Các yếu tố kinh tế 91
    3.2.3.4. Nhóm yếu tố giáo dục 91
    3.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những hạn chế của công
    tác giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Chẽ 95
    3.3.1. Kết quả đạt được . 95
    3.3.2. Tồn tại hạn chế . 95
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN
    VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH . 98
    4.1. Quan điểm, định hướng về công tác giảm nghèo 98
    4.1.1. Quan điểm về công tác giảm nghèo . 98
    4.1.2. Định hướng về công tác giảm nghèo . 98
    4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 99
    4.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh . 100
    4.2.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận động
    tự vươn lên thoát nghèo 100
    4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ
    phía Chính quyền 103
    4.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội . 108
    4.2.4. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
    tăng thu nhập 109
    4.2.5. Các giải pháp khác 111
    4.3. Một số kiến nghị 113
    4.3.1. Đối với nhà nước 113
    4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh 113
    KẾT LUẬN . 115
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
    PHỤ LỤC . 121
     
Đang tải...