LỜI MỞ ĐẦU Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, do Trường chính trị Thị xã Sađéc Đồng Tháp mở từ ngày 20 tháng 04 năm 2009 đến ngày 6 tháng 7 năm 2009. Chương trình gồm ba phần: Phần I: Nhà nước và pháp luật. Phần II: Quản lý hành chính và công nghệ hành chính. Phần III: Quản lý nhà nước đối với ngành- lĩnh vực. Thời gian giành cho khóa học không dài, nhưng với sự biên soạn nội dung, chương trình ngắn gọn, đầy đủ và sự nhiệt tình của các Thầy, Cô của Trường chính trị tỉnh Đồng Tháp đã truyền đạt những kiến thức cơ bản cho toàn thể học viên lớp học là những công chức nhà nước làm việc tại tỉnh Đồng Tháp, sẽ và đang làm việc với trình độ ở ngạch chuyên viên. Bản thân luôn cố gắng, đã nổ lực học tập để nâng cao năng lực trong lĩnh lực quản lý nhà nước với mục đích là mong muốn vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã được học đưa vào thực tiển công tác mà Đảng và Nhà nước đã phân công. Sau 03 tháng được bồi dưỡng kiến thức, qua liên hệ thực tiển trong công tác tôi nhận thấy vấn đề “An toàn để sản xuất” và “Sản xuất phải an toàn” luôn là khẩu hiệu hành động của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Những năm gần đây khi quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu thì vấn đề an toàn trong lao động không chỉ là vấn đề của riêng khu vực sản xuất kinh doanh mà trở thành vấn đề đáng quan tâm của mọi người lao động trong tất cả các cơ quan, đơn vị và mọi thành phần kinh tế. Ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ Luật Lao động; trong đó có một chương riêng gồm các Điều qui định về vấn đề Bảo hộ lao động. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Ngày 02/4/2002 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X đã ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003. Việc triển khai và tổ chức thực hiện Bộ luật lao động tại hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Tỉnh Đồng Tháp được tiến hành đồng bộ và đạt nhiều kết quả khả quan; đã phát huy tác dụng nhằm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình thực hiện Bộ Luật lao động cũng bộc lộ một số yếu kém, bất cập như: Công tác tuyên truyền giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đến được đều khắp các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; một số trường hợp vi phạm pháp luật lao động chậm được xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật. Thậm chí vì những lý do khác nhau đã không được xử lý. Xuất phát từ tình hình trên Tôi xin trình bày tiểu luận cuối khoá với đề tài : " Giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động" Hy vọng đề tài góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn đinh tình hình an ninh - trật tự tại địa phương. Do kiến thức và thời gian chuẩn bị có hạn, tài liệu tham khảo không nhiều nên chắc hẳn tiểu luận không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 I- NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4 II- MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 5 1- Mục đích 5 2 -Yêu cầu 6 3- Mục tiêu cần giải quyết 6 III- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHIẾU NẠI VÀ HẬU QUẢ GIẢI QUYẾT 6 A- NGUYÊN NHÂN 7 1- Công tác quản lý Nhà nước về lao động 7 2- Về tổ chức công đoàn 7 3- Đối với người sử dụng lao động 8 4- Đối với người bị tai nạn lao động 8 B- HẬU QUẢ 8 IV - PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 8 1- Cơ sở pháp lý 8 2- Các phương án đề xuất 12 + Phương án thứ nhất 12 + Phương án thứ hai 13 + Phương án thứ ba 13 3- Lựa chọn phương án 13 V - KẾ HOẠCH TỔ CHỨC - THỰC HIỆN 14 1- Kế hoạch 14 2- Kết quả 15 VI - NHỮNG KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC THƯC HIỆN NHẰM ĐẢM BẢO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG. 17 1- Đối cấp cơ quan Bộ và Chính phủ 17 2- Đối với các cơ ngành liên quan 17 3- Đối với Liên đoàn lao động Tỉnh và công đoàn cấp trên cơ sở 18 VII - KẾT LUẬN: 19