Báo Cáo Giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội do ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đẩy mạnh công tác dân số

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội do ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đẩy mạnh công tác dân số Hà Nội
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dân số là yếu tố cốt lõi của mọi quá trình phát triển của một đất nước nói chung, hay một đô thị nói riêng. Theo xu hướng phát triển của đất nước, các đô thị sẽ phát triển và mở rộng, xu hướng đô thị hoá cũng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo hệ quả tất yếu là sự gia tăng dân số. Khi đó việc nhận thức những ảnh hưởng từ sự gia tăng dân số tới phát triển kinh tế xã hội của đô thị là điều rất cần thiết, vì dân số là yếu tố gây ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của đô thị và cũng chính người dân là đối tượng được hưởng hoặc gánh chịu những kết quả hay hậu quả từ sự ảnh hưởng đó.
    Hiện nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, vấn đề dân số đang là vấn đề được quan tâm vì sức ép của nó lên các ngành kinh tế và các vấn đề xã hội của Hà Nội là không nhỏ. Dân số Hà Nội gần đây lại gia tăng do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vì thế việc nghiên cứu những ảnh hưởng từ sự gia tăng đó sẽ giúp chúng ta có nhận thức đầy đủ về những gì mà người dân và chính quyền thủ đô đang phải đối mặt, từ đó đề ra biện pháp nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực do sức ép dân số gây nên, đảm bảo cho người dân có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến đô thị, sự gia tăng dân số ở đô thị và những ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đến đô thị. Phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số đến Hà Nội thông qua các vấn đề về môi trường, y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm và thất nghiệp. Đưa ra giải pháp nhằm điều chỉnh dân số Hà Nội hợp lý và hạn chế những ảnh hưởng xấu do sự gia tăng dân số gây ra.

    3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp các thông tin từ các tài liệu có liên quan đến vấn đề gia tăng dân số ở đô thị và những ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị
    Kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến chuyên đề. Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề gia tăng dân số
    Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Sự gia tăng dân số ở Hà Nội có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của cả thủ đô, nhưng bài viết sau đây em xin được đưa ra đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng xã hội của nó, với tên đề tài là “ Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”.
    Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2000- 2010, đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự gia tăng dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hoá và những ảnh hưởng của sự gia tăng đó đến các vấn đề xã hội của Hà Nội.

    4. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
    Chương I. Lý luận chung về đô thị và gia tăng dân số đô thị trong quá trình đô thị hoá.
    Chương II. Thực trạng gia tăng dân số đô thị Hà Nội và những ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số.
    Chương III. Giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội do ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đẩy mạnh công tác dân số Hà Nội.

    Do thời gian nghiên cứu ngắn với trình độ kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhân được những ý kiến đóng góp cũng như phê bình của cô để đề tài hoàn chỉnh hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Bùi Hoàng Lan đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 3

    CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 5
    I. Những khái niệm cơ bản về đô thị và đô thị hoá 5
    1. Khái niệm đô thị và những đặc trưng của đô thị 5
    1.1. Khái niệm đô thị 5
    1.2. Phân loại đô thị 6
    2. Đô thị hóa và những đặc điểm của quá trình đô thị hóa 6
    2.1. Khái niệm đô thị hóa 6
    2.2. Những đặc điểm của đô thị hóa 7
    II. Tổng quát về dân số đô thị 8
    1. Khái niệm dân số, dân số đô thị 8
    2. Quy mô và cơ cấu dân số 8
    2.1. Quy mô dân số và các chỉ tiêu liên quan đến quy mô dân số 8
    2.2. Cơ cấu dân số 9
    3. Sự biến động dân số 9
    3.1. Biến động tự nhiên 9
    3.2. Biến động cơ học 10
    III. Sự gia tăng dân số đô thị 12
    IV. Ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số ở đô thị 13
    1. Ảnh hưởng đến giáo dục và y tế 13
    1.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến giáo dục 13
    1.2. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến y tế 14
    2. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường 15
    3. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nhà ở đô thị 16
    4. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nghèo đói và thất nghiệp đô thị 16

    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 18
    I. Thực trạng gia tăng dân số đô thị Hà Nội 18
    1. Dân số Hà Nội gia tăng do mở rộng địa giới hành chính 18
    2. Dân số Hà Nội gia tăng do biến động tự nhiên 19
    3. Dân số Hà Nội gia tăng do nhập cư 20
    II. Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số Hà Nội 22
    1. Ảnh hưởng đến y tế, giáo dục 22
    1.1. Quá tải về y tế 22
    1.2. Ảnh hưởng đến giáo dục 23
    2. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường 24
    3. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến vấn đề nhà ở 26
    4. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến vấn đề thất nghiệp 27

    CHƯƠNG III GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI DO ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DÂN SỐ HÀ NỘI 29
    1. Đẩy mạnh công tác Dân số - KHHGĐ 29
    2. Phát triển nông thôn ngoại thành nhằm giảm sức ép dân số cho đô thị 29
    3. Giải quyết các vấn đề xã hội 30
    3.1. Hạn chế ô nhiễm môi trường 30
    3.2.Quản lí lĩnh vực nhà ở 31
    3.3. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm 32
    3.4. Đầu tư cho y tế và giáo dục 33

    Kết luận 34

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
     
Đang tải...