Luận Văn Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụở các ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞĐẦU

    CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
    XU THẾ HỘI NHẬP

    1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập 3
    1.1.1 Tính tất yếu của quá trình hội nhập .3
    1.1.2 Lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 4
    1.1.3 Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong
    quá trình hội nhập .4
    1.1.3.1 Cơ hội 5
    1.1.3.2 Thách thức 5
    1.2. Quá trình gia nhập thị trường của các ngân hàng thương mại nước ngoài
    vào Việt Nam 6
    1.2.1 Mục tiêu của các ngân hàng thương mại nước ngoài khi tham gia thị
    trường Việt Nam .7
    1.2.2 Các tác động của NHTM nước ngoài đối với tiến trình mở cửa thị trường
    ngân hàng Việt Nam .7
    1.2.2.1 Mặt tích cực .8
    1.2.2.2 Mặt hạn chế 9
    1.3.Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại
    hiện đại .9
    1.3.1 Khái niệm về ngân hàng hiện đại 9
    1.3.2 Các dịch vụ mang lại nguồn thu cho ngân hàng .10
    1.3.2.1 Dịch vụ thanh toán trong nước .10
    1.3.2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế .10
    1.3.2.3 Dịch vụ thẻ 11
    1.3.2.4 Dịch vụ hối đoái 12
    1.3.2.5 Dịch vụủy thác .13
    1.3.2.6 Dịch vụ bảo hiểm 14
    1.3.2.7 Dịch vụ thông tin, tư vấn 14
    1.3.2.8 Dịch vụ Phonebanking, Mobile Banking và HomeBanking 14
    1.3.2.9 Dịch vụ giữ hộ 14
    1.3.2.10 Dịch vụđịa ốc .15
    1.3.2.11 Dịch vụ lưu ký chứng khoán .15
    1.3.2.12 Dịch vụ ngân hàng giám sát 15
    1.3.2.13 Dịch vụ chi trả kiều hối .15
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ CỦA CÁC
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    2.1. Thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương
    mại Việt Nam .17
    2.1.1 Tình hình hoạt động dịch vụ của các NHTM Việt Nam .17
    2.1.2 Thực trạng thu phí của cac ngân hàng thương mại Việt Nam 22
    2.1.3 Các hạn chế trong chất lượng dịch vụ của các NHTM Việt Nam 26
    2.1.3.1 Thiếu sự liên kết trong cộng đồng ngân hàng gây ra lãng phí và
    cung cấp dịch vụ không thuận tiện: 26
    2.1.3.2 Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp nên các ngân hàng
    chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường .27
    2.1.3.3 Nhiều sản phẩm ngân hàng được cung cấp cho khách hàng nhưng
    chưa được chú trọng đến chất lượng và/hoặc hoạt động tuyên truyền 29
    2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong hoạt động
    cung cấp dịch vụ ngân hàng .31
    2.3 Các hạn chế là rào cản cho việc nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ của các
    NHTM Việt Nam 35
    2.3.1 Bề dày kinh nghiệm .35
    2.3.2 Hệ thống luật pháp hiện hành 36
    2.3.3 Trình độ công nghệ 39
    2.3.4 Mạng lưới toàn cầu 40
    2.3.5 Hạn chế trong chiến lược phát triển của các NHTM Việt Nam 40
    2.3.6 Nhận thức của khách hàng 42
    2.3.7 Hoạt động cạnh tranh không bình đẳng giữa các NHTM hoạt động tại
    Việt Nam .44

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ TRỌNG THU PHÍ DỊCH VỤ
    TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

    3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng mang tính hiện đại hóa .47
    3.1.1 Mở cửa thị trường ngân hàng nhằm tiếp cận trình độ, cách thức kinh

    doanh ngân hàng hiện đại và lành mạnh hóa hoạt động cạnh tranh 51

    3.1.2 Phát huy nội lực của các ngân hàng để mang lại hiệu quả kinh doanh, an

    toàn trong việc nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ 52

    3.1.3 Cung cấp cho thị trường các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện lợi 56
    3.2 Các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ cho các NHTM Việt
    Nam .58
    3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và phát triển toàn diện các dịch vụ
    mang lại nguồn thu cho NHTM 58
    3.2.1.1 Đẩy mạnh nghiên cứu .58
    3.2.1.2 Phát triển toàn diện dịch vụ tăng nguồn thu cho NHTM .59
    3.2.2 Gia tăng hàm lượng công nghệ tin học vào các dịch vụ ngân hàng 63
    3.2.3 Mở rộng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến .64
    3.2.4 Mở rộng hoạt động liên kết giữa các ngân hàng trong nước để phát huy
    sức mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam 67
    3.2.5 Xây dựng môi trường kinh doanh không dùng tiền mặt .67
    3.2.6 Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng 69
    3.2.7 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ và ý thức phục vụ khách
    hàng .69
    3.2.8 Liên kết giữa ngân hàng và các đối tác ngoài ngành nhằm mang lại các
    sản phẩm trọn gói cho khách hàng 70
    3.2.9 Phát triển các dịch vụ ngân hàng được cung cấp tận nhà, trụ sở khách
    hàng .72
    3.2.10 Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam để triển khai các
    hoạt động đầu tư trung và dài hạn .72
    3.3 Các giải pháp hỗ trợ 73
    3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động Ngân hàng trực
    tuyến, thương mại điện tử. 73
    3.3.2 Đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương
    mại điện tử .75
    3.3.3 Các giải pháp khác 75
    3.3.3.1 Đối với dịch vụ thẻ ngân hàng 75
    3.3.3.2 Dịch vụ hối đoái .77

    PHẦN KẾT LUẬN 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    LỜI MỞĐẦU

    1. Tính thiết thực của đề tài:
    Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới đang
    mang lại cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều cơ hội để phát
    triển cũng nhưng cũng có rất nhiều những thách thức. Để có thể vượt qua các
    thách thức, khó khăn để phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại Việt
    Nam cần nhanh chóng khắc phục các điểm yếu của mình cũng như nâng cao
    hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng phục vụ cho
    nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đã và đang
    chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền
    kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các sản
    phẩm dịch vụ này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng
    thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ ngân
    hàng của các ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân
    hàng thương mại của các nước khác. Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ
    từ các ngân hàng nước ngoài, sự yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các
    ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải liên tục đánh giá lại mình và cố
    gắng lập các giải pháp nhằm nâng tỷ lệ thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập
    nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho chính các ngân hàng Việt Nam.
    Xuất phát từ yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Giải Pháp Gia Tăng Tỷ Trọng
    Thu Phí Dịch VụỞ Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam”.
    Sự gia tăng được tỷ lệ thu phí dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt
    Nam sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam thu ngắn khoảng cách trong trình độ kinh
    doanh giữa mình và các ngân hàng nước ngoài đang gia nhập ngày càng nhiều
    vào thị trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Do vậy, đề tài này hiện nay
    là hết sức cần thiết và có tính thực tiển cao.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung:
    Nghiên cứu một cách có khoa học những lý luận cơ bản về cung cầu,
    cạnh tranh, ngân hàng thương mại, nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong
    cơ chế thị trường, tầm quan trọng và sự cần thiết để nâng cao tỷ lệ thu phí dịch
    vụở các ngân hàng thương mại.
    Xem xét lộ trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như thực trạng của các
    ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm xác định được những thuận lợi, khó
    khăn, hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng.

    Tìm ra các biện pháp nhằm gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụở các ngân
    hàng thương mại và đề xuất những kiến nghị, đề xuất có tính thực tiễn cao.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Quá trình thực hiện nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện
    chứng, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh để phân tích và
    làm rõ những vấn đề cơ bản của luận văn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiện trạng, chất lượng,
    mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng của các ngân
    hàng thương mại Việt Nam so với yêu cầu của khách hàng cũng như so với khả
    năng, hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài. Từđó, các kiến
    nghị, đề xuất được đưa ra nhằm để gia tăng tỷ lệ thu phí dịch vụ trong tổng thu
    của ngân hàng.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    Luận văn đã nêu được thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín
    dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, qua phân tích đưa ra được những
    nhận xét về những tồn tại và khó khăn của các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh
    đó luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc gia tăng tỷ lệ thu
    phí dịch vụ trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội
    nhập với những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
    Với nguyện vọng luận văn sẽ góp một phần vào việc củng cố phát triển,
    nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, mong
    rằng các giải pháp trình bày trong luận văn sẽ được áp dụng rộng rãi nhằm
    giúp cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể có sự phát triển
    bền vững dựa trên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hữu ích, hiện đại, an toàn
    và hiệu quả.
    Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh
    khỏi những thiếu sót, rất mong được sựđóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và
    những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nhằm giúp hoàn thiện các giải
    pháp trong công tác nghiên cứu và triển khai giải pháp sau này.
    Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học,
    Khoa Ngân hàng Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặc
    biệt là GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, người đã dành nhiều công sức hướng dẫn
    và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...