Luận Văn Giải pháp Gia tăng nguồn vốn huy động tại BIDV

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 Ngân hàng thương mại – Chức năng và vai trò của Ngân hàng
    thương mại trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
    1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
    1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại
    1.2 Các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
    1.2.1 Vốn điều lệ và các quỹ
    1.2.2 Vốn huy động
    1.2.3 Vốn đi vay
    1.2.4 Nguồn vốn khác
    1.3 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động
    1.3.1 Đối với nền kinh tế
    1.3.2 Đối với NHTM
    1.3.3 Đối với khách hàng
    1.4 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
    1.4.1 Tiền gửi không kỳ hạn
    1.4.2 Tiền gửi có kỳ hạn
    1.4.3 Tiền gửi tiết kiệm
    1.4.4 Phát hành giấy tờ có giá
    1.5 Chi phí và rủi ro trong công tác huy động vốn
    1.5.1 Chi phí cho nguồn vốn huy động
    1.5.2 Rủi ro trong công tác huy động vốn
    1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động
    1.6.1 Yếu tố chủ quan
    1.6.2 Yếu tố khách quan

    Kết luận chương 1

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN (BIDV)
    2.1 Giới thiệu hệ thống BIDV
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
    2.1.2 Kết quả hoạt động chính của BIDV năm 2008
    2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV
    2.2.1 Các hình thức huy động vốn được triển khai tại BIDV
    2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán
    2.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
    2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm
    2.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
    2.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
    2.2.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
    2.2.1.3.4 Tiền gửi tiết kiệm “ổ trứng vàng”
    2.2.1.3.5 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng
    2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá
    2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn
    2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động tại BIDV
    2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV
    2.2.5 Quản trị nguồn vốn tại BIDV
    2.3 Đánh giá kết quả đạt được và các tồn tại trong công tác huy động vốn tại BIDV
    2.3.1 Kết quả đạt được
    2.3.2 Những tồn tại
    2.3.3 Nguyên nhân những tồn tại
    Kết luận chương 2

    Chương 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
    ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN
    3.1 Định hướng công tác huy động vốn của BIDV
    3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của BIDV
    3.1.2 Định hướng công tác huy động vốn tại BIDV trong thời gian tới
    3.2.1 Những kiến nghị ở tầm vĩ mô nhằm gia tăng huy động vốn tại BIDV
    Kiến nghị đối với Chính phủ
    3.2.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam
    3.3 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống BIDV
    3.3.1 Áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý
    3.3.2 Giải pháp về chính sách quan hệ khách hàng
    3.3.3 Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
    3.3.4 Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ huy động vốn
    3.3.5 Giải pháp tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động
    3.3.6 Giải pháp về phát triển công nghệ
    3.3.7 Giải pháp về quy trình thực hiện các nghiệp vụ
    3.3.8 Giải pháp về chính sách nhân sự
    3.3.9 Giải pháp về công tác marketing, phát triển thương hiệu
    Kết luận Chương 3
    Kết luận




    PHẦN MỞ ĐẦU



    Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được xem như xương sống của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội.
    Hiện nay, hầu hết các NHTM đều ở tình trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM.
    Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự cạnh tranh khá gay gắt với các ngân hàng khác, BIDV đã và đang cố gắng tìm mọi hình thức và biện pháp nhằm khai thác tối đa những nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn ổn định và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu đầu tư.
    Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của BIDV nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động vốn đối với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
    2. Mục đích nghiên cứu:


    Mục đích chính của luận văn là từ những vần đề nghiên cứu được trong lý thuyết, phân tích thực trạng huy động vốn của BIDV đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo sự ổn định cho nguồn vốn kinh doanh của BIDV.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


    ư Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các NHTM.


    ư Đánh giá thực trạng huy động vốn của BIDV trong 4 năm 2005-2008 trên các mặt: phân tích và quản trị nguồn vốn huy động tại BIDV để tìm ra các ưu, nhược điểm và nguyên nhân những tồn tại trong công tác huy động vốn tại BIDV.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề nêu ra.
    Số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý qua 2 nguồn:


    Dữ liệu nội bộ trong hệ thống BIDV.


    Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, các phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM trên địa bàn.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu


    ư Hệ thống hóa các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
    ư Phân tích thực trạng huy động vốn, cơ cấu huy động vốn tại BIDV để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục.
    ư Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn cho BIDV.


    6. Kết cấu của luận văn


    Luận văn có độ dài 72 trang, được bố cục như sau:


    Phần mở đầu


    CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...