Tiểu Luận Giải pháp gia tăng huy động vốn của nhtm trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu:

    Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành Ngân hàng đã phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống Ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hơn 20 năm đổi mới chưa phải là nhiều, Ngân hàng còn phải giải quyết nhiều những khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện nay
    Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại, trong đó nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để NH tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ mang lại lợi nhuận cho NH. Để có được nguồn vốn, NH cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc huy động tiền gửi của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện Thêm vào đó các nhà đầu tư đang tìm nơi trú ẩn an toàn vào vàng thì vấn đề huy động vốn của các ngân hàng thương mại càng khó khăn hơn bao giờ hết và cần có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.
    Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở nước ta, qua đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như giải pháp để tăng huy động vốn ở các ngân hàng thương mại trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.


    Mục lục:
    I Tổng quan về nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay
    II Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
    1-Huy động vốn bằng tiền gửi:
    2-Phát hành giấy tờ có giá:
    IIIThực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
    1-Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
    2-Nguyên nhân của việc huy động vốn giảm:
    3-Một số thành tựu trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại sau khủng hoảng :
    IV Giải pháp huy động vốn trong giai đoạn hiện nay:


    I Tổng quan về kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay
    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn bộ hệ thống của các ngân hàng trên toàn Thế Giới không loại trừ các ngân hàng lớn. Ở Mỹ, hàng loạt các ngân hàng công bố thua lỗ sau sự kiện Lehman Brothers phá sản, một số các ngân hàng muốn sống sót phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp để có thể dễ dàng huy động vốn hơn như Goldman Sachs và Morgan Stanley, hoặc sát nhập, mua lại các ngân hàng như Bank of America mua lại Merill Lynch hay Bear Stearns “sang tay” cho ngân hàng JP Morgan. Tình hình kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp ở thị trường Châu Âu và Mỹ, khi Mỹ phải nâng mức trần nợ công, và sau đó là bị S&P hạ một bậc tín nhiêm.
    - Còn đối với Việt Nam: là quốc gia duy nhất trong số các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực Đông nam Á không rơi vào tình trạng suy thoái năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dẫu vậy, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã cho thấy rằng cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế.
    -Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp. Ba vấn đề nổi bật mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt hiện nay và vẫn chưa thể giải quyết trong ngắn hạn, đó là: lạm phát, nhập siêu và lãi suất.
    -Ảnh hưởng lớn nhất đối với Việt Nam trước hết là về xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và châu Âu (chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu)
    -Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.
    - Ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưa tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới và không tham gia mua bán chứng khoán phái sinh này. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa các ngân hàng (Libor và Sibor, tức London Inter Bank offer rate, Singapore Inter Bank Offer rate, thường được dùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay).Ngoài ra đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được.
    - 12/2/2011 Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng đổi một đôla Mỹ lên 20.693 đồng, tương đương với mức tăng hơn 9. Sự giảm giá mạnh mẽ của tiền Đồng có khả năng khá cao trong việc tạo áp lực lên cán cân thương mại sau việc đồng tiền bị mất giá thường có thể được đại diện bởi một đường cong-J. Thực tế, sự mất giá của đồng nội tệ sẽ làm hoạt động thương mại trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn đầu tiên, nới rộng tình trạng thâm hụt thương mại do một số hợp đồng thương mại vẫn dựa trên tỷ giá cũ, và cần một khoảng thời gian để hiệu ứng điều chỉnh tiền Đồng phát huy tác dụng của nó. Một vài tuần sau đó, NHNN quyết định đóng cửa các hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường tự do vốn đã được hoạt động nhiều năm qua tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...