Thạc Sĩ Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1/ Ý nghĩa chọn đề tài:
    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
    (WTO), cũng đồng nghĩa là Việt Nam bắt đầu bước vào sân chơi chung của thị
    trường thương mại thế giới theo luật chơi chung dành cho tất cả các thành viên của
    tổ chức này và từng bước thực hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù
    hợp. Ngành nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam ở mọi
    giai đoạn phát triển. Với các chương trình phát triển và đặc biệt là chương trình
    nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ mong
    muốn tăng thêm trợ cấp để giúp khu vực tư nhân trong nhiều hoạt động, trong đó có
    việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế (về chất lượng, lao động, môi trường) và để thu
    hút đầu tư nước ngoài. Trợ cấp cũng là một biện pháp cần thiết để phát triển kinh tế,
    tăgn khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Các khoản trợ cấp trên thực tế cũng có những mặt lợi nhất định, có thể góp phần
    vào tiến trình từng bước hoài hòa hóa các thị trường khác nhau, giúp đa dạng hoá
    các nền kinh tế và hổ trợ trợ cho một chiến lược tổng thể và phát triển công nghiệp
    của khu vực. Các khoản trợ cấp cũng có thể là một nhân tố quan trọng trong công
    cuộc giảm nghèo ở những vùng khó khăn hay ở những ngành sử dụng nhiều lao
    động. Tuy nhiên, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp trợ cấp như thế nào? Và các
    biện pháp trợ cấp của Việt Nam đã và đang sử dụng liệu có phù hợp với quy định
    của WTO hay không? Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn các quy định về trợ
    cấp xuất khẩu của WTO và đóng góp phần nào những kiến nghị về việc sử dụng có
    hiệu quả các biện pháp trợ cấp của Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài để làm luận
    văn tốt nghiệp như sau: “GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP
    XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM CHO PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH
    HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” 2
    2/ Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Nghiên cứu các qui định của WTO về trợ cấp.
    - Đánh giá thực trạng trợ cấp nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
    - Đề xuất giải pháp đổi mới trợ cấp nông nghiệp.
    3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu vấn đề trợ cấp về mặt lý thuyết cũng
    như thực tiễn.
    - Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu trợ cấp trong lĩnh vực nông
    nghiệp.
    4/ Phương pháp nghiên cứu luận văn: luận văn sử dụng phương pháp thống kê,
    phân tích, đánh giá đồng thời kết hợp với phương pháp nghiên cứu điển hình. Do
    không thực hiện được phương pháp phát phiếu điều tra vì các lý do khách quan cho
    nên tôi xin phép dùng phương pháp nghiên cứu điển hình.
    5/ Điểm mới của luận văn: để làm luận văn này, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tác
    phảm dưới dạng sách, báo, tác phẩm nghiên cứu nhưng sau đây là một số tác phẩm
    tiêu biểu nhất:
    - GS.TS Bùi Xuân Lưu, Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB thống kê, Hà Nội 2004.
    - Bộ thương mại, Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng
    hoá nhập khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 2001.
    Tôi đã kế thừa từ hai tác phẩm trên ở những điểm sau:
    - Khái niệm và phân loại trợ cấp.
    - Tác động của trợ cấp.
    - Thực trạng các biện pháp, chính sách bảo hộ nông nghiệp Việt Nam. 3
    Tuy nhiên, luận văn có những đểm mới hơn so với những tác phẩm đã
    nghiên cứu sau đây:
    - Nghiên cứu sâu sắc 2 bộ quy định về trợ cấp của WTO là Hiệp định SCM
    và Hiệp định AoA.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ
    và Trung Quốc và rút ra các bài học cho Việt Nam.
    - Nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể hơn thực trạng chính sách trợ cấp của Việt
    Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.
    - Đánh giá sự phù hợp của chính sách trợ cấp nông sản Việt Nam so với quy
    định của WTO.
    - Đưa ra các giải pháp đổi mới chính sách trợ cấp nông nghiệp cho phù hợp
    với quy định của WTO.
    6/ Nội dung nghiên cứu: bố cục luận văn gồm có 3 phần với các nội dung chính
    như sau:
    CHƯƠNG 1: Một số hiểu biết về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu. Ở chương này
    qua kế thừa các tài liệu viết về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu cùng với sự nghiên cứu,
    tôi đã đề cập đến các nội dung nổi bật sau:
    - Các khái niệm và quan điểm về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu. Phân loại trợ
    cấp.
    - Tác động của trợ cấp.
    - Kinh nghiệm sử dụng trợ cấp của Mỹ và Trung Quốc từ đó rút ra một số
    bài học đối với Việt Nam.
    CHƯƠNG 2: Thực trạng chính sách trợ cấp cho các mặt hàng nông sản
    Việt Nam. Ở chương này, luận văn nghiên cứu những vấn đề quan trọng sau đây
    nhằm làm cơ sở để đề ra giải pháp sử dụng các biện pháp trợ cấp có hiệu quả ở
    chương 3: 4
    - Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam bao gồm
    những thành công và hạn chế. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của mặt hàng
    nông sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới.
    - Phân tích các biện pháp trợ cấp nông sản của Việt Nam trong thời gian
    qua. Qua đó, đánh giá sự phù hợp của các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với các
    quy định của WTO.
    - Nêu lên các cam kết của Việt Nam về trợ cấp khi gia nhập WTO và đánh
    giá tác đ6ọng của các cam kết đó đối với các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam.
    CHƯƠNG 3: Giải pháp đổi mới chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản Việt
    Nam cho phù hợp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 3 được xây dựng dựa trên 02 bộ quy định về trợ cấp là Hiệp định
    AoA và Hiệp định SCM và xu hướng sử dụng trợ cấp của thế giới cùng với những
    bài học kinh nghiệm đã nêu ở chương 1, thực trạng các biện pháp tài trợ xuất khẩu
    của Việt Nam ở chương 2.
    Do tính chất phức tạp của các vấn đề nghiên cứu cho nên tôi gặp khó khăn
    trong việc tìm kiếm số liệu và khả năng trình độ của tác giả có hạn. vì thế, luận văn
    còn nghèo nàn về số liệu để minh họa và không tránh khỏi những thiếu sót nhất
    định. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô và hội đồng để luận
    văn được hòan thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...