Tài liệu Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các Trường đại học ICT hiện nay

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp đổi mới phương pháp
    giảng dạy ở các Trường đại học ICT hiện nay


    Tóm tắt. Giáo dục Đại học Việt Nam đang gặp phải những tồn tại do lịch sử để lại. Do đó việc đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng là tính tất yếu không thể cưỡng lại của xu thế lịch sử. Tuy nhiên vấn đề nhận thức về đổi mới như thế nào đang còn nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Trên quan điểm của người chuyên nghiên cứu và giảng dạy về ICT, trong bài viết này tác giả sẽ lý giải về mặt nhận thức của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chứng minh rằng: chính sự phát triển của ICT trên toàn thế giới đã làm cho triết lý giáo dục ở Việt Nam tất yếu phải thay đổi. Từ đó đưa ra các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học theo các tiêu chí 3C cùng mối quan hệ khăng khít của chúng trong hệ thống giáo dục mới.


    1. Giới thiệu


    Thế giới đang tồn tại hai triết lý trong giáo dục.
    Triết lý thứ nhất: giáo dục phải trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt giúp người học có một nền tảng vững chãi khi ra trường để sống và hành nghề lâu dài.
    Triết lý thứ hai: giáo dục chỉ cần dạy người học kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn, đây là khuynh hướng giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
    Nền giáo dục Việt Nam là sản phẩm của triết lý thứ nhất, có thể thấy được sản phẩm của nền giáo dục này qua ví dụ xem xét kết quả các đợt tuyển dụng nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của các công ty nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ được lựa chọn rất thấp. Các đợt kiểm tra để cấp học bổng cho các đào tạo nâng cao sau đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam cho thấy sinh viên Việt Nam bị hổng lớn về kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành ICT ra trường không tìm được việc làm do năng lực không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Số lượng đào tạo nhiều, nhưng chất lượng thấp, . trong khi nhu cầu của xã hội rất lớn chưa được đáp ứng - đây là một nghịch lí và là thách thức cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo ngành ICT trong các trường đại học ở Việt Nam.
    Tại sao những nước tiên tiến khác, sinh viên
    công nghệ ra trường có thể bắt nhịp ngay vào môi trường công việc mới, còn sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên ngành ICT nói riêng của Việt Nam lạc hậu ngay từ khi rời cổng trường đại học? Đó chính là sự khác biệt của hai tinh thần triết lý giáo dục đã trình bày ở trên và giáo dục Việt Nam cần phải tìm lời giải đáp. Đây là vấn đề thuộc tầm vĩ mô, tuy nhiên dưới góc độ của người chuyên nghiên cứu và giảng








    dạy về ICT, trong bài viết này tác giả xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ đi tìm biện pháp tháo gỡ bài toán này.






    2. Quan niệm mới về phương pháp dạy và học


    Trong ngành giáo dục hiện nay, nhiều nơi đã vang lên cụm từ như khẩu hiệu “đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, nhanh chóng triển khai ứng dụng máy tính trong giảng dạy”, nhưng nội dung của “khẩu hiệu” đó là gì thì còn nhiều quan niệm khác nhau. Có quan niệm cho rằng đổi mới tức là áp dụng ICT vào dạy học, là lắp cho mỗi phòng học một hệ thống máy chiếu, máy tính, màn hình . để trình chiếu slide thay thế viết bảng, còn cách dạy như thế nào thì không cần biết. Có quan niệm cho rằng lối dạy truyền thống (thuyết giảng) đã lạc hậu, và “đổi mới” thì phải bỏ thuyết giảng mà áp dụng lối dạy để các sinh viên cùng nhau “thảo luận nhóm”, lấy sinh viên làm trung tâm dưới sự hướng dẫn của thầy. Từ nhận thức này mà đã dẫn đến một tình trạng ở một số trường, hễ có người dự giờ, kiểm tra là giáo viên cho trình chiếu slide hoặc cho sinh viên “thảo luận nhóm”, đến mức sinh viên cứ nghe có người dự giờ là phải khuân vác máy tính, màn hình và chắc chắn được “thảo luận nhóm”. “Thảo luận nhóm” trở thành “mốt”, “cơn sốt” giống như ứng dụng công nghệ thông tin. Vậy phải hiểu bản chất của vấn đề này như thế nào ?
    Hãy coi quá trình dạy/học như một quá trình truyền thông mà nhân vật trung tâm, mục tiêu của quá trình truyền thông này là người học. Mọi tác nhân có liên quan đến quá trình dạy/học đều hướng tới sự hoàn thiện cá nhân người học thông qua sự tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành nhân cách của người học. Trước đây khi các phương tiện truyền thông và máy tính chưa phát triển, người học muốn tiếp thu kiến thức chỉ có một cách là phải đến trường ngồi nghe thầy giảng, nhưng ngày nay mọi việc đã khác. Trong hình 1 dưới, chúng ta có thể thấy người học ở trung tâm của mọi con đường kiến thức. Người học có thể tìm

    kiếm sự hoàn thiện đó qua thầy cô giáo, máy tính và mạng máy tính, sách vở, hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn, . trong đó người dạy giữ vai trò quan trọng nhất vì khi đó hoạt động dạy của thầy là hoạt động có mục tiêu và có định hướng rõ ràng nhất, nhưng người học lại là trung tâm của hoạt động dạy/học chứ không phải thầy cô giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...