Thạc Sĩ Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở Việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang trang mới trong lịch sử phát triển, từng bước hội nhập sâu và rộng hơn với nền kinh tế thế giới thông qua cơ chế thị trường mở. Đây là một cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
    Trong nền kinh tế mở, thị trường ngoại hối đóng vai trò như “chiếc cầu” nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế bên ngoài. Đặc biệt, trong đó tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc giữ cho “chiếc cầu nối kinh tế” hoạt động an toàn và hiệu quả, giúp cho nền kinh tế nội địa ổn định và phát triển bền vững.
    Tuy nhiên tỷ giá hối đoái là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề như lạm phát, lãi suất, thâm hụt mậu dịch, công ăn việc làm, vay nợ nước ngoài và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái có tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các nước với nhau.
    Việc xác định chế độ điều hành chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sẽ giúp ổn định giá cả, ổn định tiền tệ, thu hút đầu tư, kiểm soát được lạm phát, hạn chế thất nghiệp, tạo được lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, vào chính sách kinh tế. Đối với Việt Nam, điều hành tỷ giá trong thời gian qua mặc dù đã cho thấy vai trò nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục nhằm đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra. Đây là lý do tôi chọn đề tài “ Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ của mình, với kỳ vọng là một phần kết quả của đề tài có thể được ứng dụng vào thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và vững mạnh.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm qua các thời kỳ, các nước để sử dụng hiệu quả hơn công cụ tỷ giá hối đoái trong điều hành kinh tế
    Đánh giá thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.
    Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    * Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy từ năm 1992 đến hết năm 2010
    - Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và tác động của việc điều hành tỷ giá trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam
    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài nêu lên cơ sở lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái và điều hành tỷ giá hối đoái, giúp cho người đọc nắm được một cách tổng quát về tỷ giá hối đoái và những tác động của nó đối với nền kinh tế
    Đề tài cũng đánh giá thực trạng việc điều hành tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ và tác động của việc điều hành đó đến nền kinh tế. Từ đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp để lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.
    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.
    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM.
    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.








    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
    1.1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái
    Nếu chúng ta là người Việt Nam, khi chúng ta mua cam Vinh hay áo sơ mi May 10, tất nhiên chúng ta muốn trả bằng đồng Việt Nam. May thay, những người trồng cam và sản xuất áo sơ mi đều muốn thanh toán bằng đồng Việt Nam, nên tất cả thương mại đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch kinh tế nếu chỉ thực hiện trong phạm vi một nước thì rất đơn giản.
    Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn mua cam Floria ở Mỹ thì sự giao dịch sẽ phức tạp hơn. Những người trồng cam ở Floria muốn được trả tiền bằng đồng đôla Mỹ chứ không phải tiền Việt Nam. Do đó, để mua cam Floria, trước hết tôi phải mua đồng đôla Mỹ và dùng những đồng đôla đó để trả cho những người trồng cam ở Floria. Tương tự, nếu người Mỹ muốn mua hàng hóa của Việt Nam, trước tiên họ phải mua Việt Nam đồng. Những ai muốn mua ngoại tệ cũng có thể làm như vậy thông qua thị trường ngoại hối. Trong thị trường này sẽ quyết định giá một đơn vị ngoại tệ theo đồng bản tệ, và giá đó được gọi là tỷ giá hối đoái.
    Thí dụ, nếu giá tính bằng đồng Việt Nam của đô la Mỹ là 19.000 đồng Việt Nam thì ai đó muốn mua 1 đôla sẽ cần phải trả 19.000 đồng Việt Nam. Còn có tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla và đồng tiền của một số nước khác nữa. Năm 1994, tỷ giá hối đoái là 59 xu ăn một đồng mác Đức, 17 xu ăn một đồng Phrăng Pháp, 73 xu ăn một đôla Canada, 0,95 xu ăn một đồng yên Nhật. Với người nước ngoài muốn mua đôla Mỹ thì giá đảo ngược lại là 1,69 mác Đức, 5,88 phrăng Pháp, 1,37 đôla Canada hay 105 yên Nhập ăn một đôla Mỹ
    Có ngoại hối rồi thì ta có thể mua cam Floria của Mỹ. Giả sử giá bán cam Floria là 20 đôla Mỹ 1kg. Nếu tỷ giá hối đoái của đồng đôla Mỹ là 19.000 đồng một đôla, thì ta chỉ cần đi đến ngân hàng với 380.000 đồng và đổi chúng ra 20 đôla Mỹ. Với tiền đôla trong tay,tôi có thể trả cho hãng xuất khẩu đồng tiền mà họ cần để mua 1kg cam Floria.
    Thực chất của tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau, hay nói cách khác: Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ nước khác.
    Cơ sở để hình thành tỷ giá hối đoái ở các nước trên thế giới gắn liền với lịch sử phát triển của các chế độ tiền tệ và có thể chia ra các thời kỳ sau:
    - Tỷ giá hối đoái ở thời kỳ thực thi chế độ bản vị vàng(trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914).
    Thời kỳ này tỷ giá được xác định trên cơ sở đồng giá vàng, tức là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền khi xác định tỷ giá. Biến động của tỷ giá luôn năm trong giới hạn nhất định đó là chi phí vận chuyển vàng và nó không vượt quá điểm mua vàng. Lợi thế của tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng là biên độ biến thiên của tỷ giá nhỏ nên quan hệ mua bán quốc tế cũng như hoạch định đầu tư thuận lợi dễ dàng giữa các nước.
    - Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods:
    Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), chế độ bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ, các nươc tư bản chủ nghĩa chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng không trọn vẹn, đó là chế độ bản vị hối đoái vàng thông qua đồng bảng Anh(1924), sau đó là đồng USD của Mỹ (1944). Đồng tiền USD của Mỹ được các nước chấp nhận sử dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế và được IMF xác định tiêu chuẩn giá cả với 1USD=0,888671g vàng. Từ đó, hình thành tỷ giá cố định giữa USD với đồng tiền các nước trong IMF, tiền tệ các nước khác muốn đạt tới vàng phải thông qua đồng tiền USD của Mỹ. Để giữ vững tỷ giá cố định với USD, các nước trong IMF chỉ được mua bán ngoại tệ theo tỷ giá trong phạm vi biên độ ±1% so với tỷ giá chính thức. Để giữ vững tỷ giá vàng IMF còn quy định giá vàng là 35USD/ounce vàng. Như vậy trong trường hợp nếu giá vàng trên thị trường vượt qua 35 ounce vàng thì Mỹ tung vàng ra bán với giá 35USD/ounce vàng và ngược lại, khi giá vàng dưới 35USD/ounce thì Mỹ tung USD ra và mua vàng về. Với chế độ tiền này, các nước đã duy trì được tỷ giá cố định trong thời gian tương đối dài cho đến năm 1960. Bắt đầu từ sau năm 1960, đồng USD của Mỹ đã bị khủng hoảng và suy yếu, các nước dự trữ USD ngày càng nhiều, đã lần lượt tấn công vào kho vàng của Mỹ, buộc Mỹ chuyển đổi USD ra vàng. Tình hình này làm cho kho dự trữ vàng của Mỹ tụt xuống thấp nhất và chính thức ngày 13/2/1973 Mỹ đơn phương tuyên bố chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ và hầu hết các nước tư bản đều thi hành chính sách tỷ giá thả nổi của đồng tiền nước mình.
    - Tỷ giá hối đoái sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ (1973 đến nay)
    Sau khi chế độ bản vị USD sụp đổ đến nay, các nước trên thế giới chủ yếu lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng được, hàm lượng vàng chỉ mang tính chất tượng trưng, giá trị tiền tệ luôn thay đổi, tỷ giá biến động không ngừng nên việc xác định tỷ giá không dựa trền đồng giá vàng mà trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền, bao gồm sức mua trong nước và sức mua quốc tế gọi là ngang giá sức mua. Để xác định ngang giá sức mua tuỳ theo quy định của mỗi nước người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
    + Chỉ số giá cả hàng hoá: So sánh biến động giá cả một số mặt hàng nhất định theo hai đồng tiền.
    + Hệ thống giá vàng: Lấy thị trường vàng lớn nhất
    + Hệ thống giá ngoại hối: Khảo sát một số ngoại tệ, so sánh biến động tỷ giá ngoại hối theo loại tiền.
    Dựa vào các chỉ số nêu trên, bằng phương pháp tính bình quân để xác định được ngang giá sức mua. Tuy nhiên cách tính trên chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật, trên thực tế tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường tại mỗi thời điểm nhất định ở mỗi thị trường khác nhau trên thế giới, tuỳ cách phân loại, tỷ giá có nhiều loại với tên gọi khác nhau.
    1.1.2. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và các loại tỷ giá hối đoái
    Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề tỷ giá hối đoái và vẫn chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh nào về vấn đề này. Nguyên nhân là do tỷ giá chịu nhiều tác động qua lại của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau, từ các yếu tố thực có thể đo lường được đến các yếu tố tâm lý và kỳ vọng. Kết quả là có nhiều khái niệm kinh tế khác nhau về tỷ giá hối đoái như:
    - Nhà kinh tế học người Mỹ-Samuelson cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi đồng tiền của một nước lấy tiền của một nước khác.
    - Theo nhà kinh tế học người úc-Slatyer: Một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một lượng đồng tiền nước khác
    - Theo lý thuyết P.P.P thì tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan sức mua đối ngoại giữa đơn vị tiền tệ nước này với đơn vị tiền tệ nước khác.
    - Theo từ điển Dictionary of Economics của Christopher và Bryan Lowes: Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu thị qua giá một tiền tệ khác.
    - Theo cuốn: “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”-NXB Thống kê, Hà Nội 2003: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
    Thực chất của tỷ giá hối đoái đó là quan hệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau, hay nói cách khác: Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước này được biển hiện bằng những đơn vị tiền tệ nước khác.
    Theo Khoản 10, Điều 3, Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối:
    “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
    Tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế.
    Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước.
    Trên các bảng điện tại các NHTM đưa ra tỷ giá niêm yết hàng ngày:
    1USD = 16.130 VNĐ (16.130 VNĐ/USD)
    1 JPY = 151,46 VNĐ ( 151,46 VNĐ/JPY)
    đó chính là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, nó thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia. Có nghĩa là nếu khách hàng giao dịch đổi 1 đôla Mỹ sẽ nhận được 16.130 VNĐ hoặc đổi 1 yên Nhật sẽ nhận được 151,46 VNĐ.
    Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hoá ở hai nước. Tức là tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá của một nước được trao đổi với hàng hoá của nước khác.
    Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Tỷ giá hối đoái thực chiếm vị trí quan trọng trong các nghiên cứu kinh tế về tỷ giá hối đoái. Nó giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là trong xu thế toàn cầu hiện nay, vai trò của nó được thể hiện như sau:
    - Sự tăng giảm, thay đổi kim ngạch xuất khẩu có thể phản ánh thông qua sự tăng giảm của tỷ giá hối đoái thực, nó là chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh nền kinh tế nói chung và nền ngoại thương nói riêng của một quốc gia.
    - Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài han giúp cho Nhà nước có thể dự đoán được xu hướng tỷ giá hối đoái trong nhiều năm vì tỷ giá hối đoái thự là chỉ tiêu dài hạn.
    - Thông qua tỷ giá hối đoái thực, Nhà nước có thể điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác nhau để đưa nền kinh tế đi đúng hướng nhằm đạt mức tăng trưởng bền vững, bởi lẽ tỷ giá hối đoái thực được xem là chỉ eieeu phản ánh thực chất của nội tệ so với ngoại tệ chủ yếu.
    - Tỷ giá hối đoái thực là chỉ tiêu phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô, từ đó có những phương hướng điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa đúng hướng vì nó phản ánh được sức mua của tiền tệ đồng thời là thước đo chủ yếu để đánh giá thực chất của nội tệ so với ngoại tệ.
    Với mức độ quan trọng như vậy nên người ta đang tìm cách xác định tỷ giá thực và dự đoán dịch chuyển của nó.
    Tỷ giá thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại hoặc chính các quốc gia cạnh tranh. Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá thực được gọi là tỷ giá thực song phương. Trong trường hợp so sánh với hàng loạt các bạn hàng mà một quốc gia có quan hệ mậu dịch, được gọi là tỷ giá thực đa phương(MEER).
    Tỷ giá thực song phương là cách đơn giản và dễ nhất để tính toán các chỉ số tỷ giá thực. Chúng so sánh giá cả của một rổ hàng hoá tiêu dùng hay sản xuất đại diện của nước chủ nhà và giá cả của một rổ hàng hoá làm đại diện ở nước được ước tính bằng một loại tiền, có thể là nội tệ hoặ ngoại tệ, và chỉ ra giá trị tương đối của nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá thực song phuowng không chỉ được sử dụng giữa hai nước mà có thể được sử dụng giữa một nước và một khối có sử dụng chung một đồng tiền ví dụ như đồng USD hay đồng EUR. Ngày nay, việc tính toán BRER đã được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ứng dụng rất nhiều trong thực tế do có sự hỗ trợ của công cụ máy tính.
     
Đang tải...