Thạc Sĩ Giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Lý thuyết cơ bản về hợp đồng quyền chọn và các chiến lược quản trị
    rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn.

    1.1Hợp đồng quyền chọn
    1.1.1 Định nghĩa
    Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không
    bắt buộc, được mua hoặc được bán:
    · Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở
    · Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
    · Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
    Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc
    không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền
    mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm
    xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn
    đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong
    ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).
    1.1.2 Các loại quyền chọn
    Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn
    cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
    · Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
    phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một
    thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
    · Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải
    nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong
    tương lai với một mức giá xác định. Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền
    chọn mua (holder) và người bán quyền chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta
    cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán. Một cách phân loại
    khác là chia quyền chọn thành quyền chọn kiểu châu Âu (European options) và kiểu
    Mỹ (American options).
    · Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể
    được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.
    · Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực
    hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn có thể được dựa vào các
    tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý
    hay nông sản. Nhưng nhìn chung nếu phân theo loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền
    chọn thành quyền chọn trên thị trường hàng hoá, quyền chọn trên thị trường tài chính
    và quyền chọn trên thị trường ngoại hối.
    1.1.3 Một số khái niệm liên quan.
    Quyền chọn kiệt giá OTM: là quyền chọn mua (bán) trong đó giá tài sản, tỷ giá,
    hay giá giao sau thấp (cao) hơn giá thực hiện.
    Quyền chọn cao giá ITM: là quyền chọn mua (bán) trong đó giá tài sản, tỷ giá,
    hay giá giao sau cao (thấp) hơn giá thực hiện.
    Quyền chọn ngang giá ATM: là quyền chọn trong đó giá tài sản cơ sở hay hợp
    đồng giao sau bằng với giá thực hiện.
    Q uản trị rủi ro: là việc thực hiện các chiến lược làm tăng hoặc giảm rủi ro theo ý
    muốn của nhà quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Nó bao gồm cả việc
    đầu cơ, đánh cược trên sự thay đổi của giá. Trong bài nghiên cứu này ngoài ý nghĩa là
    hạn chế rủi ro tỷ giá còn mà còn kinh doanh từ việc thực hiện các chiến lược đó.
    1.2Các chiến lược quản trị rủi ro bằng quyền chọn
    1.2.1 Chiến lược Butterfly
    1.2.1.1Long butterfly
    1.2.1.1.1 Long call butterfly
    Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở sẽ không tăng
    hoặc giảm giá quá nhiều trong tương lai. Đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà
    đầu tư.
    Mô tả chiến lược: Mua một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp (OTM) X1, bán hai
    quyền chọn mua với giá thực hiện trung bình (ATM) X2, mua một quyền chọn mua
    với giá thực hiện cao (ITM) X3. Tất cả các quyền chọn đều có cùng thời gian đáo hạn
    và cùng một tài sản cơ sở.
    Lợi nhuận của chiến lược
    π = [Max(0, ST – X1) – C1] – 2[Max(0, ST – X2) – C2] + [Max(0,ST – X3) – C3]



    Chương 2: Phân tích việc thực hiện hợp đồng quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá
    ở Việt Nam hiện nay.

    2.1Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam.
    Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ
    giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên
    rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất
    vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941
    đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010,
    NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544
    đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ
    ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do
    vẫn ở mức cao.
    Xét trong giai đoạn đầu năm 2011, tỷ giá cũng có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt
    là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục giảm, từ đỉnh cao
    20.733 đồng hôm 19/4 xuống còn 20.673 đồng vào ngày 18/5. Trong khi đó, tỷ giá
    công bố tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn hờ hững theo kiểu không muốn
    mua mà cũng chẳng muốn bán cho các ngân hàng thương mại.
    Qua biểu đồ ta thấy tỷ giá mua và bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt
    Nam trong thời gian gần đây bất ngờ tăng cao dù tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng
    Nhà nước công bố vẫn trong xu thế giảm.
    Nhìn chung, tỷ giá ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng mức độ biến động của tỷ
    giá là rất đáng kể. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân,
    đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc
    biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng
    một công cụ có khả năng bảo hiểm rủi ro tỷ giá là rất cân thiết trong giai đoạn hiện
    nay.
    2.2 Những cơ hội để phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam
    trong giai đoạn hiện nay.
    Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực
    hơn, tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn. Để khai thác tiềm năng này các
    yêu cầu về minh bạch, cơ chế, chính sách thông thoáng, ngày càng được chú trọng
    và thực hiện quyết liệt hơn.
    Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngày càng cao,
    vấn đề công khai hoá, minh bạch hoá thông tin thị trường, nền kinh tế ngày càng được
    đòi hỏi, yêu cầu cao hơn. Việc thành lập thị trường quyền chọn nói chung và thị
    trường quyền chọn ngoại tệ nói riêng ở Việt Nam sẽ giúp các hoạt động này sẽ giúp
    các hoạt động này diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội
    tiếp cận thị trường một cách công bằng hơn, chúng ta sẽ giảm được độc quyền, sự
    phân biệt và giao dịch bí mật trong thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hoạt
    động quảng bá sản phẩm của các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
    Một mặt khác, ở Việt Nam chưa phải gánh chịu ảnh hưởng lớn từ một cuộc
    khủng hoảng tài chính tiền tệ nào trên thế giới trước 2008, cơ chế quản lý các giao
    dịch vốn những năm trước đây chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là
    chính, mức độ tự do hoá rất hạn chế nên việc áp dụng các công cụ option ngoại tệ
    còn chưa trở thành công cụ cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã và
    đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, việc ảnh hưởng của nền tài chính
    tế giới ngày càng sâu rộng, điển hình là sự ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chính
    toàn cầu 2009 đã buộc các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quan tâm nhiều hơn để
    phát triển công cụ quyền chọn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro.
    Tiếp theo là vấn đề về sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của dòng vốn nước
    ngoài và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nhìn một cách tổng thể,
    những năm gần đây sau khi gia nhập WTO, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài đã,
    đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong
    giai đoạn 2007 – 2008. Trong số đó có không ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong
    nước, thu thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ ( chủ yếu là USD) thu VND để thanh
    toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập khẩu máy móc thiết bị từ
    nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ chuyển tiền về nước và dùng VND
    mua ngoại tệ chuyển ra Trong quá trình đó rủi ro tỷ giá là một điều luôn tìm ẩn đối
    với các doanh nghiệp này. Khi đó, công cụ options ngoại tệ sẽ giảm thiểu đến mức
    thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, giúp các doanh
    nghiệp tránh được thiệt hại do tăng hoặc giảm ngoại tệ ( nếu có). Như chúng ta đã biết,
    việc sử dụng công cụ quyền chọn để phòng ngửa rủi ro tỷ đã trở nên phổ biến ở các
    nước phát triển, vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu này sẽ ngày càng một lớn
    hơn. Và ngược lại khi thị trường quyền chọn phát triển chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ
    hội hơn cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.
    Nói chung, tuy cho đến hiện nay, thị trường quyền chọn ở nước ta vẫn chưa
    phát triển nhưng có một tiềm năng rất lớn trong giai đoạn sắp tới. Do đó việc thực hiện
    xây dựng, ứng dụng hợp động quyền chọn trong giai đoạn hiện nay là rất đáng xem và
    nghiên cứu thêm.



    Chương 3: Các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản
    trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.

    3.1 Các giải pháp vĩ mô của nhà nước.
    Đối với nhà nước, để phát triển thị trường công cụ quyền chọn thì nhà nước cần có
    những chính sách vĩ mô nhằm xây dựng một thị trường hoàn chỉnh.
    · Xây dựng các văn bản luật hoàn chỉnh.
    Trước tiên là xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, một văn bản pháp
    luật cho các công cụ phái sinh nói chung và các điều khoản hướng dẫn cho công cụ
    quyền chọn nói riêng. Một văn bản pháp luật cho việc này cần đòi hỏi: thứt nhất là
    ngăn chặn việc lợi dụng các công cụ quyền chọn để thực hiện các hành vị làm méo mó
    thị trường, không dùng với mục đích nguyên thuỷ của nó là quản trị rủi ro. Thứ hai là
    văn bản đó phải chặt chẽ, nhưng cung phải đủ độ thông thoáng nhằm thu hút các
    doanh nghiệp tham gia. Thứ ba, nó phải phù hợp theo cơ chế thị trường.
    Hiện nay vấn đề các ngân hàng thương mại và khách hàng lợi dụng công cụ quyền
    chọn để thoả thuận mua bán ngoại tệ theo giá chợ đen. Việc này thực hiện được do đặc
    điểm thoả thuận phí quyền chọn. Nhưng chúng ta không thể dùng các văn bản luật để
    ngăn cản hoạt động này, việc làm cần thiết hơn của nhà nước là làm giảm sự chên lệch
    giữa tỷ giá quy định và tỷ giá chợ đen. Nếu hạn chế hoạt động của thị trường quyền
    chọn sẽ làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, làm tăng rủi ro của các doanh nghiệp xuất
    nhập khẩu. Từ đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung.
    · Điều hành tốt kinh tế vĩ mô
    Về cơ chế tỷ giá, Việt Nam cần thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nữa phù
    hợp với thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chợ
    đen là không được cho phép nhưng nó vẫn luôn tồn tại vì có sự chên lệch lớn giữa thị
    trường và theo quy định. Do đó đễ thị trường quyền chọn phát triển đúng nghĩa của nó
    thì vấn đề tỷ giá là rất quan trọng, tuy cơ chế tỷ giá có quản lý nhưng phải quản lý linh
    hoạt theo thị trường. Việc này vốn không phải dể nên cần được đầu tư quản lý hơn
    nữa.
    Thứ hai, là tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo thông thoáng cho mậu dịch quốc tế.
    Các quy định về mua bán ngoại tệ phải được thông thoáng hơn. Các mức thuế cũng
    cần có những sửa đổi để khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời chính phủ cần thực hiện
    các chính tài chính tiền tệ thích hợp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
    phát triển kinh doanh.
    · Thực hiện các bước để tiến tới thành lập một sàn giao dịch options niêm yết
    tập trung.
    Ngoài các giải pháp cho sự phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ nói chung ở
    trên, để thị trường quyền chọn thực sự phát triển và trở thành một trong những trụ cột
    của thị trường tài chính, khi thị trường quyền chọn và các giao dịch quyền chọn đạt
    đến độ chín mùi cần thiết, bên cạnh một thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC)
    vẫn đang tồn tại, nhà nước cần tiến hành tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các sàn
    giao dịch quyền chọn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, để thành lập một sàn giao
    dịch quyền chọn tập trung chính thức (giống như một sàn giao dịch chứng khoán niêm
    yết tập trung) như ở các nước có thị trường tài chính phát triển, với các tài sản cơ sở ở
    đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, vàng, lãi suất . Điều
    này sẽ làm tăng tính thanh khoản, khối lượng giao dịch trên thị trường quyền chọn
    cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị trường ngoại hối dần dần tiến đến
    chuyên nghiệp hóa, tạo thuận tiện, phổ biến và đưa thị trường quyền chọn trở thành
    một một trong những thị trường thiết yếu trên thị trường tài chính.
    Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ cho sàn giao dịch quyền chọn tập trung
    đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Các nhà quản lý có thể dựa vào kinh nghiệm xây
    dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho sở giao dịch chứng khoán và tham khảo
    từ các sàn giao dịch quyền chọn tập trung ở các nước, kết hợp với khả năng, tình hình
    thị trường hiện tại để trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện nước
    ta. Các hệ thống lưu ký, giao dịch, thanh toán bù trừ, hệ thống kết nối với các thành
    viên (ngân hàng thương mại môi giới quyền chọn) cần được trang bị đồng bộ, thống
    nhất, giúp đơn giản hóa các qui trình giao dịch, đồng thời tăng tính chính xác, thanh
    khoản và độ an toàn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...