Thạc Sĩ Giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu qủa tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmc

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
    DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


    1.1.1 Khái niệm về tín dụng
    Từ “tín dụng” có gốc la tinh từ chữ “creditium” có nghĩa là lòng tin, sự
    tín nhiệm; vì tín dụng thực chất chủ yếu dựa trên cơ sở của sự tín nhiệm. Người
    chủ sở hữu khi cho vay luôn tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ khi
    đến hạn.
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan nhằm phản ánh mối quan
    hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên chủ thể sở hữu giao một lượng giá
    trị bằng tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng và chủ thể sử dụng có nhiệm vụ
    hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu sau một thời gian
    xác định.
    Cùng với nền kinh tế hàng hóa, tín dụng phát triển lâu đời qua các hình
    thái kinh tế xã hội khác nhau với những hình thức tồn tại khác nhau. Ban đầu là
    quan hệ tín dụng chủ yếu bằng hiện vật và dưới hình thức cho vay nặng lãi trên
    cơ sở của nền sản xuất hàng hóa nhỏ kém phát triển. Sang các thời kỳ Chiếm
    hữu nô lệ và chế độ Phong kiến, quan hệ tín dụng phát triển chậm trên cơ sở
    nền sản xuất hàng hóa nhỏ. Chỉ khi phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra
    đời với nền sản xuất hàng hóa lớn, nền sản xuất Đại công nghiệp thì quan hệ
    tín dụng mới thật sự phát triển mạnh mẽ; tín dụng bằng hiện vật nhường chỗ
    cho tín dụng hiện kim, cho vay nặng lãi nhưỡng chỗ cho các hình thức tín dụng
    tiến bộ hơn như: tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ
    Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau:

    Giá trị tín dụng

    Giá trị tín dụng + Lãi

    Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụng
    vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trong một thời gian nhất định
    trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là sự
    vận động vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn
    cho nền kinh tế.
    Người cho vay Người đi vay
    1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng
    1.1.2.1 Bản chất của tín dụng
    Tín dụng là một quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có
    hoàn trả cả vốn lẫn lãiù. Trong quan hệ tín dụng, người cho vay chuyển nhượng
    quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định, nhưng do
    người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại khi đến
    thời hạn đã thỏa thuận. Mặt khác sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo toàn về
    mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá ra đời, tồn tại và phát triển
    qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dù tồn tại và vận động ở phương
    thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là hàng hoá hay tiền tệ thì tín dụng
    cũng mang 3 đặc trưng cơ bản sau:
    - Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng.
    - Thời hạn tín dụng được thoả thuận giữa người cho vay và người đi
    vay.
    - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình
    thức lợi tức.
    Từ những phân tích trên cho thấy bản chất của tín dụng là hệ thống các
    quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy
    mà các nguồn vốn trong xã hội được vận động từ chủ thể này sang chủ thể
    khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
    1.1.2.2 Chức năng của tín dụng
    Tín dụng có ba chức năng:
    -Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Đây
    là chức năng cơ bản của tín dụng. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai
    mặt thống nhất của hoạt động tín dụng và đều được thực hiện trên nguyên tắc
    hoàn trả và có lãi. Sự có mặt của tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa
    cung và cầu về vốn trong nền kinh tế. Ở mặt tập trung vốn tiền tệ, nhờ sự hoạt
    động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ dân cư, các
    tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức đoàn thể xã hội được tập trung lại. Ở mặt
    phân phối lại vốn tiền tệ, bằng nguồn vốn đã tập trung được, tín dụng có thể
    đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các cơ sở kinh tế, nhu cầu tiêu
    dùng của các tầng lớp dân cư
    -Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Hoạt động
    tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín
    dụng như: hối phiếu, kỳ phiếu thương mại, các loại séc, thẻ tín dụng, cho
    phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành. Nhờ đó, làm giảm bớt các
    chi phí có liên quan đến việc sử dụng tiền mặt như: in tiền, đúc tiền, vận
    chuyển và bảo quản tiền. Với hoạt động tín dụng, các nguồn tiền mặt nhàn rỗi
    trong xã hội, số lượng tiền mặt tạm thời rời khỏi lưu thông, sẽ được nhanh
    chóng đưa trở lại vào lưu thông, nhờ đó làm tăng tốc độ vòng quay của tiền tệ,
    góp phần giảm nhu cầu tiền tệ trong lưu thông. Đặc biệt, hoạt động tín dụng
    được thực hiện thông qua ngân hàng mở ra một khả năng lớn trong việc mỡ tài
    khoản và giao dịch thanh toán qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản
    hoặc bù trừ cho nhau, qua đó phát huy tác dụng của số nhân tiền tệ.
    -Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế. Sự
    vận động của vốn tín dụng thường gắn liền với sự vân động của vật tư, hàng
    hóa, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế và của
    các cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, qua sự vận động đó, tín dụng không
    những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế mà còn cho phép kiểm soát
    các hoạt động kinh tế nằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi
    phạm pháp luật Thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và
    cùng với việc kiểm tra tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn tín dụng, các
    ngân hàng có thể tăng cường khả năng kiểm soát quá trình hình thành và sử
    dụng vốn của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.
    1.1.3 Vai trò của tín dụng
    Tín dụng vừa có tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực đến
    nền kinh tế. Những tác động tiêu cực xuất hiện khi hoạt động tín dụng không
    được kiểm soát đúng mức. Cụ thể, nếu hoạt động tín dụng phát triển tràn lan,
    không kiểm soát được thì có thể tạo ra tình trạng lạm phát, gây lủng đoạn nền
    kinh tế. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng bị kiềm chế và kiểm soát quá chặt
    chẽ thì tín dụng không thể mở rộng và nền kinh tế cũng không phát triển được.
    Chỉ khi hoạt động tín dụng được kiểm soát và phát triển hợp lý thì nó mới phát
    huy hết vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế, đó là:
    -Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
    phát triển.
    -Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và hạn chế lạm phát.
    -Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
    1.1.4 Các hình thức tín dụng
    Trong nền kinh tế thị trường, căn cứ vào chủ thể tham gia thì tín dụng
    tồn tại dưới 4 hình thức chủ yếu, đó là:
    1.1.4.1 Tín dụng thương mại
    Đây là quan hệ mua bán chịu giữa các chủ thể có tham gia trực tiếp
    trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng bao gồm các tổ chức hoạt
    động sản xuất kinh doanh hoặc các cá nhân với các công cụ đặc trưng của nó
    là thương phiếu (gồm hối phiếu và lệnh phiếu). Đối tượng của tín dụng thương
    mại không phải là tiền tệ mà là hàng hóa. Tín dụng thương mại tồn tại và phát
    triển dựa trên sự tín nhiệm trong mối quan hệ về cung cấp hàng hóa, dịch vụ
    giữa những người sản xuất với nhau hoặc với người tiêu dùng. Đây là hình thức
    tín dụng phát triển rộng rãi, sự vận động và phát triển của nó gắn liền với sự
    phát triển của nền sản xuất trao đổi hàng hóa lâu đời, nhưng tín dụng thương
    mại không phải là hình thức tín dụng chuyên nghiệp.
    1.1.4.2 Tín dụng ngân hàng
    Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng mà trong đĩ bên cho vay là các
    TCTD và bên đi vay là các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...