Thạc Sĩ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường trung đông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ CÔNG THƯƠNG
    VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 6
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
    TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HÀNG HÓA XUẤT
    KHẨU CỦA VIỆT NAM


    1.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội 9
    1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội 9
    1.1.2. Đặc điểm kinh tế 15
    1.2. Đánh giá tiềm năng và thách thức trong việc phát triển xuất khẩu với Trung Đông 24
    1.2.1. Tiềm năng 24
    1.2.2. Thách thức 29
    1.3. Xu hướng của các nước trong việc phát triển quan hệ
    thương mại với Trung Đông33
    1.3.1. Một số kinh nghiệm của Trung Quốc 33
    1.3.2. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản 37
    1.3.3. Một số kinh nghiệm của Xing-ga-po 40
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm 43

    CHƯƠNG 2: THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    VÀO TRUNG ĐÔNG44

    2.1. Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Trung Đông 44
    2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu 44
    2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu chính 45
    2.1.3. Thị trường nhập khẩu chính 51
    2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 57
    2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 57
    2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu chính 59
    2.2.3. Đối tác xuất khẩu chính 61
    2.2.4. Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 68

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
    VÀO TRUNG ĐÔNG
    71
    3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu vào Trung Đông 71
    3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 71
    3.1.2. Thị trường xuất khẩu
    3.1.3. Mặt hàng xuất khẩu
    3.2. Các giải pháp 75
    3.2.1. Quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông75
    3.2.2. Các phải pháp chung 76
    3.2.3. Các giải pháp cho các thị trường trọng điểm 85
    3.2.4. Kiến nghị 90
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    CÁC BẢNG BIỂU THAM KHẢO 95

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên thiên
    nhiên, nhất là dầu khí, nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị
    trí chi phối nền kinh tế của khu vực và đóng vai trò chiến lược trong nền
    kinh tế thế giới. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en, đa số các quốc gia ở
    Trung Đông có trữ lượng dầu lửa và khí đốt đứng hàng đầu trên thế giới và
    người ta thường ví khu vực Trung Đông là giếng dầu của thế giới. Nhờ có
    dầu lửa và khí đốt, đa số các nước ở Trung Đông dựa chủ yếu vào nguồn
    tài nguyên này để phát triển kinh tế, coi đây là động lực và xương sống để
    phát triển kinh tế đất nước, phục vụ đời sống dân sinh.
    Các nước như Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ca-ta,
    Cô-oét, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ đã sớm cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu
    tư kinh doanh hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và đến nay đã trở thành
    các trung tâm thương mại, kinh tế phát triển hàng đầu và là nơi trung
    chuyển hàng hoá nhộn nhịp trên thế giới. Nhiều nước ở Trung Đông có thu
    nhập đầu người đạt trên 30.000 USD/năm như Ba-ranh, Cô-oét, Ca-ta,
    UAE. Những năm gần đây, nền kinh tế của các nước Trung Đông có sự
    bùng nổ rõ rệt. Nổi bật là giá dầu lửa tăng cao, có thời điểm đạt mức 150
    USD/thùng, đã đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho các nước xuất khẩu
    dầu lửa ở Trung Đông để phục vụ nhu cầu nhập khẩu phát triển kinh tế đất
    nước và đây là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế khá ấn
    tượng của các nước này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Đông luôn
    đạt mức cao, năm 2005 và 2006 đều đạt 5,7%, năm 2007 đạt 5,9%, năm
    2008 đạt 6,4%. Các nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất là Ca-ta, Ôman,
    UAE, Ba-ranh. Dự kiến, trong năm 2009, tăng trưởng kinh tế của các
    nước Trung Đông đứng ở mức 5,9%. Hiện nay, các nước Trung Đông, đặc
    biệt là GCC, đang nỗ lực thực hiện các chương trình cải cách, tích cực cơ
    cấu lại nền kinh tế và gia tăng mở cửa thị trường thể hiện ở các động thái
    như tăng cường các hoạt động ngoại thương, tự do hoá thương mại, thúc
    đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tạo ra làn sóng đàm phán các Hiệp
    định thương mại tự do (FTA) trong nội khối và với các nước trên thế giới
    để đẩy nhanh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá về thương mại.
    Nằm án ngữ trên con đường giao thương nối liền giữa Châu Á, Châu
    Âu, Châu Phi và với dân số xấp xỉ 300 triệu người, chiếm khoảng 5% dân
    số thế giới, trải dài từ Iran ở phía đông đến bán đảo Sinai ở phía tây, Trung
    Đông bao gồm 16 quốc gia được coi là thị trường nhập khẩu có nhiều tiềm
    năng. Trong cơ cấu hoạt động ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan
    trọng của Trung Đông là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết
    xuất và liên quan tới dầu thô, chiếm tới hơn ¾ cơ cấu xuất khẩu của khu
    vực và chiếm tới gần 40% lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Các mặt hàng
    nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng lương thực thực phẩm và máy móc thiết
    bị. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Ít-xra-en, hầu hết các nước trong khu vực phải
    nhập khẩu gần như hoàn toàn lượng lương thực, thực phẩm để đáp ứng tiêu
    dùng trong nước hàng năm do diện tích đất có thể canh tác rất ít và nguồn
    nước khan hiếm. Với nguồn thu dồi dào từ dầu mỏ, cơ sở hạ tầng được đầu
    tư tốt, từ lâu Trung Đông là thị trường có khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng
    hóa và thanh toán hấp dẫn với các nhà kinh doanh trên thế giới.
    Trong những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam
    với các nước Trung Đông phát triển tốt đẹp, trao đổi thương mại hai chiều
    tăng nhanh, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Năm 2008, kim ngạch
    xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đạt trên 1,25 tỷ USD và tăng
    gần gấp đôi so với năm 2007. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
    Nam tại Trung Đồng gồm có UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc, Ả-rập Xê-út, Ít-xraen .
    với các mặt hàng chính như gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính
    và linh kiện điện tử, giày dép các loại, chất dẻo nguyên liệu, hải sản, sợi
    các loại, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ Dự kiến, kim ngạch
    xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có thể đạt mức 5 tỷ
    USD vào năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...