Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang sang thị trường

Thảo luận trong 'KHỐI NGÀNH KINH TẾ' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty cổ phần hải sản Nha Trang sang thị trường Nhật Bản


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . viii
    LỜI MỞĐẦU 1
    1. Lý do chọn đềtài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Kết cấu của đềtài . 2
    CHƯƠNG I CƠ SỞLÝ LUẬN CHUNG VỀXUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3
    1.1.Các khái niệm vềhoạt động xuất khẩu . 3
    1.1.1. Cơ sởlý luận chung vềxuất khẩu hàng hóa . 3
    1.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa . 3
    1.1.2.1. Khái niệm 3
    1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa 3
    1.1.3. Các hình thức của xuất khẩu hàng hóa . 11
    1.1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu . 15
    1.1.4.1. Nghiên cứu thịtrường, xác định mặt hàng xuất khẩu 15
    1.1.4.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh 17
    1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh . 17
    1.1.4.4. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng 18
    1.1.4.5. Tạo nguồn hàng xuất khẩu . 23
    1.1.4.6. Tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 25
    1.1.4.7. Phân tích đánh giá kết quả, hiệu quảkinh doanh 25
    1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa 27
    iii
    1.2. Vịtrí của ngành thủy sản và vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản trong nền
    kinh tếcủa Việt Nam . 29
    1.2.1. Tình hình thịtrường thủy sản thếgiới 29
    1.2.2. Thịtrường xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 32
    1.2.2.1. Năm 2009 32
    1.2.2.2. Năm 2010 33
    1.2.2.3. Năm 2011 34
    1.2.2.4. Dựbáo giá trịxuất khẩu thủy sản năm 2012 . 36
    1.3.Khái quát vềthịtrường Nhật Bản 38
    1.3.1.Vài nét vềđất nước và con người Nhật Bản . 38
    1.3.2. Tình hình cung cầu thủy sản của thịtrường Nhật Bản 41
    1.3.2.1.Tình hình cung mặt hàng thủy sản . 41
    1.3.2.2.Tình hìnhcầu thủy sản 43
    1.3.3. Thịtrường tiêu thụthủy sản tại Nhật Bản . 44
    1.3.3.1. Hệthống tiêu thụ 44
    1.3.3.2. Xu hướng tiêu thụ 45
    1.3.4. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản . 45
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
    CÔNG TY CỔPHẦN HẢI SẢN NHA TRANG 48
    2.1.Khái quát vềcông ty CP Hải sản Nha Trang 48
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty . 48
    2.1.2.Chức năng nhiệm vụvà nguyên tắc hoạt động 49
    2.1.2.1. Chức năng 49
    2.1.2.2. Nhiệm vụ . 49
    2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động . 50
    2.1.3. Cơ cấu tổchức quản lý 51
    2.1.3.1. Sơ đồtổchức công ty . 51
    2.1.3.2. Phân công trong bộmáy quản lý của công ty 51
    2.1.4. Cơ cấu tổchức sản xuất . 56
    2.1.4.1. Cơ cấu tổchức sản xuất 56
    2.1.4.2. Các bộphận trong cơ cấu sản xuất của công ty . 57
    iv
    2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian qua . 58
    2.2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty CP Hải sản Nha Trang 58
    2.2.1.1. Quá trình tổchức thu mua 58
    2.2.1.2. Tình hình sản xuất của công ty . 60
    2.2.1.3. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty . 61
    2.2.1.4. Cơ cấu sản phẩm của công ty . 64
    2.2.1.5. Thịtrường xuất khẩu của công ty . 66
    2.2.2. Tình hình tài chính của công ty 70
    2.3.Tình hình xuất khẩu của công ty vào thịtrường Nhật Bản . 72
    2.3.1. Hình thức xuất khẩu của công ty sang thịtrường Nhật Bản 72
    2.3.2. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thịtrường Nhật 72
    CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
    KHẨU CỦA CÔNG TY CP HẢI SẢN NHA TRANG SANG THỊTRƯỜNG NHẬT
    BẢN . 75
    3.1. Định hướng xuất khẩu thủy sản của công ty vào thịtrường Nhật Bản trong năm
    2012 75
    3.1.1. Thời cơ và thách thức 75
    3.1.1.1. Thời cơ . 75
    3.1.1.2. Thách thức . 76
    3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong việc xuất khẩu thủy sản sang thị
    trường Nhật Bản năm 2012 77
    3.2. Một sốgiảipháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của công ty CP
    Hải Sản Nha Trang sang thịtrường Nhật Bản năm 2012 . 77
    3.2.1. Các giải pháp Marketing 77
    3.2.1.1. Giải pháp vềsản phẩm . 78
    3.2.1.2. Giải pháp vềgiá 84
    3.2.1.3. Giải pháp nhằm phân phối thủy sản vào thịtrường Nhật 85
    3.2.1.4. Các giải pháp xúc tiến bán hàng . 86
    3.2.2. Các giải pháp vềnhân sự . 87
    KẾT LUẬN 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài
    Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối
    với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một
    quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa
    chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc
    cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của
    mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu
    tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương
    trình kinh tế lớn phải thực hiện.
    Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực đã đưa ngành thủy sản
    trở thành ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam.
    Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành
    thủy sản Việt Nam cũng như của công ty cổ phần Hải sản Nha Trang. Tuy nhiên
    những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường
    Nhật Bản giảm rõ rệt. Vì vậy việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm đẩy
    mạnh xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản là một việc làm hết sức
    cần thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệthống hóa lý luận chung vềxuất khẩu hàng hóa.
    - Tìm hiểu và phân tích thực trạng kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP
    Hải sản Nha Trang vào thịtrường Nhật.
    - Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Công ty CP
    Hải Sản Nha Trang vào thịtrường Nhật.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang
    vào thị trường Nhật.
     Phạm vi nghiên cứu.
    - Đềtài này được thực hiện tại Công ty cổphần Hải sản Nha Trang, địa chỉ
    194 Lê Hồng Phong thành phốNha Trang.
    2
    - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ2010 –2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài này em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê,
    phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu thứ cấp.
    Nguồn số liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ:
    - Công ty cổphần Hải sản Nha Trang
    - Tổng cục thủy sản
    - Cục thống kê Việt Nam
    - Hiệp hội chếbiến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
    - Tổchức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
    5. Kết cấu của đềtài
    Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Khóa
    luận được kết thành 3 chương như sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung xuất khẩu hàng hóa
    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP Hải
    sản Nha Trang.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công
    ty CP Hải sản Nha Trang.


    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
    1.1. Các khái niệm vềhoạt động xuất khẩu
    1.1.1. Cơ sởlý luận chung vềxuất khẩu hàng hóa
    Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế
    giới nhằm khai thác lợi thếcủa mình đối với các quốc gia khác. Xuất hiện từrất
    sớm trong lịch sửphát triển của xã hội, trải qua nhiều năm, đến nay hoạt động
    xuất khẩu vẫn chiếm một vịtrí quan trọng trong hoạt động ngoại thương cũng
    như hoạt động kinh tếcủa quốc gia.
    Hình thứcsơ khai của xuất khẩu chỉlà hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng
    cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.
    Xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từxuất
    khẩu hàng tiêu dùng cho tới tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bịcông
    nghệcao. Tất cảcác hoạt động này đều nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia nói
    chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nói riêng.
    Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng vềcảkhông gian lẫn thời gian. Nó có
    thểdiễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thểkéo dài hàng năm. Có thể
    được diễn ra trong phạm vi hai quốc gia hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
    1.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
    1.1.2.1. Khái niệm
    Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hóa hoặcdịch vụtừquốc
    gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Nhìn nhận dưới góc độ kinh
    doanh thì xuất khẩu là việc bán các hàng hóa hoặc dịch vụgiữa quốc gia này với
    quốc gia khác, còn dưới góc độphi kinh doanh (việc dùng hàng hóa dịch vụlàm
    quà tặng hoặc viện trợkhông hoàn lại ) thì hoạt động xuất khẩu đơn thuần chỉlà
    việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụqua biên giới quốc gia.
    1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
    Ngày nay các quốc gia trên thếgiới dù là siêu cường quốc như Mỹ, Trung
    Quốc, Nhật Bản, hay là nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy
    xuất khẩu vẫn là hoạt động vô cùng cần thiết. Bài học thành công của các con
    rồng Châu Á cũng như một sốnước trong ASEAN đều cho thấy hoạt động xuất
    4
    khẩu là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tếcủa các quốc gia
    này. Xuất khẩu là cơ sởcủa nhập khẩu, là hình thức thâm nhập thịtrường nước
    ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất, là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận
    lớn và là phương tiện đểthúc đẩy kinh tếphát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi
    với việc thúc đẩy sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực cả v ề
    kinh tếcũng như quân sựcủa quốc gia.
    a. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tếtoàn cầu
    Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất khẩucó
    vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia
    cũng như toàn thếgiới.
    Như chúng ta đã biết xuất khẩuhàng hóa xuất hiện rất sớm. Nó là hoạt động
    buôn bán diễn ra trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau. Nó không phải là hành
    vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cảmột hệthống các quan hệtrong tổ
    chức thương mại toàn cầu. Mục tiêu chính là tiêu thụcác sản phẩm của doanh
    nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung.
    Xuất khẩu hànghóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa là một trong
    bốn khâu của quá trình sản xuất mởrộng. Đây là cầu nối duy nhất giữa sản xuất
    và tiêu dùng của quốc gia này với quốc gia khác. Có thểnói sựphát triển của
    xuất khẩu là một trong những động lực chính đểthúc đẩy sản xuất trong nước
    phát triển.
    Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từsựđa dạng vềđiều kiện tựnhiên giữa các
    nước. Mỗi quốcgia có một lợi thếriêng vềlĩnh vực này nhưng lại yếu vềnhững
    lĩnh vực khác. Tận dụng điều này, các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất các mặt
    hàng mà quốc gia mình có lợi thếvà nhập khẩu các mặt hàng từnước ngoài mà
    quốc gia mình kém lợi thếhơn nhằm mang lại lợi nhuận lớn hơn cho quốc gia.
    Điều này được thểhiện qua các lý thuyết:
     Lý thuyết lợi thếtuyệt đối
    Theo quan điểm vềlợi thếtuyệt đối của một quốc gia của nhà kinh tếhọc
    Adam Smith, một quốc gia chỉtập trung vào sản xuất và trao đổi các loại hàng
    hóa mà mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp
    hơn mức chi phí trung bình của thếgiới thì tất cảcác quốc gia đều cùng có lợi.
    5
    Đây là một trong những giải thích đơn giản vềlợi ích mà thương mại quốc tế
    nói chung và xuất khẩu nói riêng mang lại. Nhưng trên thực tếviệc tiến hành
    trao đổi phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp
    một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bịthiệt thì họsẽtừchối tham gia vào
    hợp đồng trao đổi này.
    Tuy nhiên, lợi thế tuy ệt đối của Adam Smith mới chỉ lý giải được một
    phần nào đó của việc đem lại lợi ích trong hoạt động xuất khẩu của một quốc
    gia. Trong thực tế, xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi
    thếvềlĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt vềtất cảcác lĩnh
    vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế thông qua hoạt
    động xuất khẩu cũng có thểphát triển kinh tếnội địa. Nhà kinh tếhọc người
    Anh David Ricardo đã chỉra Lợi thếtuyệt đối chỉlà một trong các trường hợp
    của lợi thếso sánh.
     Lý thuyết lợi thếso sánh
    Theo David Ricardo thì một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá
    cả thấp hơn tương đối so với cácquốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ
    xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn
    một cách tương đối so với quốc gia kia Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi
    ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội:
    “Chi phí cơ hội của một hàng hóa là một số lượng các hàng hóa khác người ta
    phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị hàng hóa nào đó”. Những
    nước có lợi thếtuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
    tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và
    vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tếbởi vì mỗi
    nước có một lợi thếso sánh nhất định vềsản xuất một số sản phẩm và kém lợi
    thếso sánh nhất định vềsản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá
    sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thếso sánh, tổng sản lượng về
    sản phẩm trên thếgiới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương
    mại. Như vậy lợi thếso sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở
    để thực hiện phân công lao động quốc tế.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1) Hoàng ThịChỉnh, 2005, Kinh tếquốc tế, Đại học kinh tếTP HồChí Minh.
    NXB Thống kê.
    2) Hoàng ThịChỉnh, 2004, Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam giai
    đoạn 2001-2010-Đềtài cấp bộ, Đại học Kinh tếTp.HCM.
    3) Nguyễn Văn Nam, 2005, Thị trường xuất- nhập khẩu thuỷ sản. - Hà Nội:
    NXB Thống kê, 359 trang.
    4) Mai Lý Quảng, 2005, Hai trăm năm mươi Quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế
    giới-Hà Nội: NXB Thếgiới.
    5) Cao Thị Thu, 2003, Cẩm Nang Thị Trường Xuất Khẩu – Thị trường Nhật
    Bản, Viện nghiên cứu thương mại.
    6) Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003, Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị
    trường Nhật Bản -Hà Nội: NXB Lao động-xã hội.
    7) Một sốkhóa luận của các anh chịkhóa trước.
    8) Một sốđịa chỉwebsite đã sửdụng:
    http://vietfish.org; http://www.utxi.vn;
    http://www.thesaigontimes.vn; http://www.vinanet.com.vn;
    http://thitruongcaosu.net; http://www.vietrade.gov.vn;
    http://www.vasep.com.vn;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...